Chủ đề Di truyền & Sinh học phân tử

Các bài viết có liên quan đến vấn đề Di truyền & Sinh học phân tử. Bao gồm các câu hỏi về bệnh, triệu chứng, cảm giác, biểu hiện, tình trạng bệnh có liên quan đến chủ đề Di truyền & Sinh học phân tử

? Top 3 địa chỉ lưu trữ máu cuống rốn tại TP. Hồ Chí Minh

Theo các chuyên gia, máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa một nguồn tế bào gốc dồi dào có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương. Hiện nay nguồn tế bào này được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Đó cũng là lý do khiến nhiều cha mẹ lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho con.

? Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi?

So với các phương pháp xét nghiệm xâm lấn khác như chọc ối, sinh thiết gai nhau thì phương pháp mới xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi có rất nhiều ưu điểm như an toàn với cả mẹ và thai, phát hiện sớm được các bất thường, tỷ lệ chính xác cao...

? Tại sao nên xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi?

Phương pháp xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi giúp phát hiện được giới và những dị tật, bệnh bẩm sinh sớm ở thai nhi. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bà bầu: có người trong gia đình mắc bệnh di truyền, thường xuyên/có tiền sử tiếp xúc với các chất độc hại, bị ốm, bị cúm và dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ.

? Tại sao mẹ bầu bắt buộc làm sàng lọc trước sinh?

Trong thời kỳ mang thai, việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh sẽ giúp cho mẹ biết được tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua các xét nghiệm, mẹ có thể phát hiện được các vấn đề có thể ảnh hưởng đến bé như các bệnh di truyền hay dị tật bẩm sinh, từ đó có thể giúp cho cha mẹ đưa ra quyết định và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi sinh con.

? Sàng lọc dị tật thai nhi có thể phát hiện được các bệnh gì ở trẻ?

Sàng lọc dị tật thai nhi là hành trình “cải tiến liên tục” để tạo ra “cuộc cách mạng” trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Rất nhiều loại bệnh đã được phát hiện ngay từ “trứng nước” nhờ các biện pháp sàng lọc hiện đại. Cùng HoiBenh tìm hiểu các loại bệnh có thể được phát hiện thông qua sàng lọc dị tật thai nhi trong bài viết dưới đây.

? Sàng lọc hội chứng Patau như thế nào?

Hội chứng Patau là một bệnh lý nặng gặp ở thai nhi và gây không ít lo lắng cho các bậc cha mẹ. Đây là một bệnh lý xuất hiện rất sớm trong thai kỳ và việc điều trị còn rất nhiều trở ngại. Vậy hội chứng Patau có những đặc điểm như thế nào, cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hội chứng siêu nữ

Hội chứng siêu nữ (bệnh siêu nữ) là tình trạng nữ giới có 3 nhiễm sắc thể XXX thay vì 2 nhiễm sắc thể XX như bình thường. Các phương pháp điều trị chính hiện nay đều chỉ hướng đến can thiệp triệu chứng, chứ chưa thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

? Những điều cần biết về hội chứng Turner

Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300 trẻ em gái sinh ra bị mắc hội chứng Turner với các bệnh cảnh lâm sàng đặc trưng được nhà nội tiết người Mỹ Henry Turner nghiên cứu và mô tả vào năm 1983 bao gồm: thiểu năng sinh dục, lùn, thừa da cổ, cẳng tay cong ra ngoài và tóc mọc thấp.

? 9 vấn đề về máu cuống rốn mà cha mẹ cần biết

Khi các đặc tính chữa bệnh của máu cuống rốn được phát hiện ngày càng nhiều, người ta bắt đầu thảo luận sôi nổi về việc lưu trữ máu cuống rốn của em bé như thế nào. Sau đây là những vấn đề cơ bản về máu cuống rốn mà những người sắp trở thành cha mẹ cần biết.

? Nguyên nhân và cách phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dị tật bẩm sinh còn được gọi với các tên khác như khuyết tật bẩm sinh, rối loạn bẩm sinh hoặc dị dạng bẩm sinh. Đây đã và đang là nỗi sợ của nhiều gia đình, nhiều thai phụ sắp sinh con. Hãy trang bị ngay cho mình những kiến thức cần thiết để loại bỏ mối đe dọa này.
Trang 1/6