Thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi

Cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi vào những ngày nhiều mưa, khí hậu ẩm thấp. Khi mắc bệnh, người bệnh thường có xu hướng chọn các lại thuốc kháng sinh để uống. Uống nhiều thuốc kháng sinh để trị cảm cúm có tốt và thuốc nào điều trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi hiệu quả, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi Thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi

Nguyên nhân gây cảm cúm thông thường thường do virut gây nên. Khi bị cảm cúm thông thường người bệnh thường có các biểu hiện như: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho, đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, mệt mỏi...

Thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi

Để làm giảm các triệu chứng của cảm cúm thông thường, có thể dùng các thuốc sau:

Thuốc hạ nhiệt, giảm đau

Các thuốc hạ sốt giảm đau dùng phổ biến trong cảm cúm thông thường là paracetamol, aspirin và ibupfofen. Các thuốc này có tác dụng hạ sốt, giảm đau (đau họng, đau đầu, đau mình mẩy) từ nhẹ đến vừa. Cần lưu ý:

Chỉ dùng hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 0 C, vì sốt cũng là một phản ứng có lợi bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nó chỉ có hại khi sốt cao quá mức. Khi dùng các thuốc này để hạ sốt, giảm đau cách 4-6 giờ mới được dùng lại liều kế tiếp (nếu vẫn còn đau hoặc sốt).

Đối với paracetamol, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có chứa dược chất này. Vì vậy, khi dùng cần đọc kỹ thành phần thuốc để tránh dùng trùng lặp thuốc gây quá liều dẫn tới hại gan (ngộ độc gan), đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng cho từng đối tượng (trẻ em, người lớn), vì trẻ em liều dùng thường tính theo mg/kg cân nặng của trẻ. Không dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên vì nguy cơ xảy ra hội chứng Reye. Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm liên quan đến não và gan, có thể gây tử vong). Đối với ibupfofen, người lớn có thể dùng dạng viên, trẻ em dùng dạng siro. Tuy nhiên, đối aspirin và ibuprofen không dùng cho người loét dạ dày tá tràng tiến triển, quá mẫn với thuốc, người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch...

vicare.vn-thuoc-tri-cam-cum-nhuc-dau-so-mui-body-1

Thuốc làm thông mũi

Một số thuốc có tác dụng co mạch dùng tại chỗ như naphazolin, oxymetazolin... sẽ giúp người bệnh khắc phục được tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi. Thuốc có thể ở dạng nhỏ hoặc xịt. Các thuốc này có sẵn trong các nhà thuốc, hiệu thuốc và mua khá dễ dàng. Khi dùng cần lưu ý tới nồng độ thuốc, nhất là khi dùng cho trẻ em.

Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ sơ sinh. Trẻ em dưới 6 tuổi phải dùng một cách thận trọng, có sự theo dõi của bác sĩ. Không nên dùng thuốc nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ người bệnh cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ.

Một số thuốc thông mũi dạng uống (dùng đường toàn thân) cũng có thể được sử dụng như pseudoephedrin. Thuốc làm giảm sung huyết thông qua tác động trên thần kinh giao cảm. Tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên, giúp đường thở thông thoáng. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bệnh tim, tăng huyết áp... Cần thận trọng dùng cho người cao tuổi, vì có khả năng xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn ở đối tượng này như gây lẫn lộn, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương... Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như gây lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nổi mày đay...

Thuốc ho

Nếu ho khan ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh như làm mất ngủ có thể dùng thuốc ho dextromethophan. Thuốc này cũng có sẵn trong các hiệu thuốc. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho người quá mẫn cảm với dextromethophan và các thành phần khác của thuốc, người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì có thể gây những phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nhịp tim nhanh, nổi mày đay, buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa...

Bác sĩ khuyến cáo

Các thuốc làm giảm các triệu chứng của cảm cúm trên có thể ở dạng đơn lẻ hoặc dạng phối hợp (nhiều thành phần trong một sản phẩm), nên khi dùng người bệnh cần đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng để tránh dùng quá liều thuốc gây ngộ độc.

Ngoài việc dùng các thuốc chữa triệu chứng, người bệnh cần uống nhiều nước (nước lọc, nước trái cây, súp nóng... ), giúp bổ sung chất dịch bị mất khi bị sốt và cần nghỉ ngơi. Bên cạnh đó có thể súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% ấm nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong có thể giúp làm dịu đau họng và giảm ho. Việc sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi có thể làm giảm nghẹt mũi.

vicare.vn-thuoc-tri-cam-cum-nhuc-dau-so-mui-body-2

Sai lầm khi chữa bệnh cảm cúm khiến bệnh nặng hơn

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể... kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng...

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Tự ý truyền nước

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp ...; người bệnh không thể ăn, uống được.

Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

vicare.vn-thuoc-tri-cam-cum-nhuc-dau-so-mui-body-3

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.

Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.

Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.

Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Xem thêm:

  • Khi bị cảm cúm nên uống gì là tốt nhất?
  • Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến những biến chứng gì?