Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều bệnh nhân. Trước khi quyết định có mổ hay không, người bệnh cần nắm vững các thông tin để có thể dự trù các tác động và rủi ro của mổ thoát vị đĩa đệm. Nếu bác sỹ khuyên bạn nên làm phẫu thuật, người bệnh nên tham khảo thêm nhiều ý kiến khác.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không? Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không?

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay không là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều bệnh nhân. Trước khi quyết định có mổ hay không, người bệnh cần nắm vững các thông tin để có thể dự trù các tác động và rủi ro của mổ thoát vị đĩa đệm. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên làm phẫu thuật, người bệnh nên tham khảo thêm nhiều ý kiến khác. Bạn cần tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt trước khi đưa ra quyết định mổ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm, nhưng hay gặp nhất là ở vị trí thắt lưng. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và vai gáy. Nếu bị chèn ép rễ thần kinh cánh tay sẽ có thêm hiện tượng tê tay.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-hay-khong-body-1

Thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, lúc này phần đĩa đệm bắt đầu biến dạng, vong bao xơ chưa rách. Ở giai đoạn này hiếm có bệnh nhân nào có thể phát hiện kịp thời bởi người bệnh chỉ thỉnh thoảng có dấu hiệu tê chân, không đau nhức do đó mọi người không để ý.

Giai đoạn 2

Phần đĩa đệm bao gồm nhân nhày bên trong và bao xơ bên ngoài. Giai đoạn này phần nhân nhày sẽ có xu hướng lồi ra ngoài, chỗ nào vòng xơ bị yếu, nhân nhày sẽ nhờ đó mà thoát ra. Đĩa đệm bắt đầu phình to, cơn đau lúc này cũng không rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh bị đau lưng, tê chân.

Giai đoạn 3

Giai đoạn này phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm đã thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách hẳn, nhân nhày chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ gây tâm lý mệt mỏi, chán nản. Thông thường chỉ khi phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng như thế này bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ để khám và điều trị.

Giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của bệnh, giai đoạn này rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, phần nhân nhày chèn ép vào rễ thần kinh lâu ngày có khả năng làm teo cơ, hạn chế vận động, nặng hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức dữ dội, đứng hay ngồi lâu cũng khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh dứt điểm trong giai đoạn này là rất khó.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-hay-khong-body-2

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

- Chấn thương cột sống

- Do tuổi tác

- Nguyên nhân do bệnh lý cột sống

- Thừa cân, béo phì

- Một số nguyên nhân khác: tai nạn, chấn thương cột sống...

Thoát vị đĩa đệm điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay gồm:

- Điều trị thoát vị đĩa đệm theo Tây y:

  • Dùng thuốc Tây
  • Can thiệp ngoại khoa
  • Phẫu thuật
  • Vật lý trị liệu

- Điều trị thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Cũng như các căn bệnh xương khớp khác, thoát vị cũng gây ra các cơn đau buốt. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi, ăn ngủ không yên, ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu khối lượng thoát vị đĩa đệm quá to, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy sẽ gây ra nhiều bến chứng nguy hiểm. Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt tình trạng bị đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất kiểm soát khi đi vệ sinh hay thậm chí là tàn phế suốt đời.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-hay-khong-body-3

Có nên mổ hay không khi bị thoát vị đĩa đệm?

Hầu hết các bệnh nhân cảm thấy tốt hơn sau vài tháng điều trị bảo tồn, chẳng hạn như nghỉ ngơi, thuốc chữa bệnh, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng. Nếu bệnh nhân đang phải chịu những cơn đau trung bình đến nặng không cải thiện trong vài tháng, có thể họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu phẫu thuật chữa bệnh. Nhưng qua thời gian khả năng của họ để thực hiện các hoạt động hàng ngày là gần như nhau cho dù có phẫu thuật hay không. Phẫu thuật cho một đĩa đệm thoát vị thường không gây ra vấn đề. Nhưng có một nguy cơ nhỏ gây tổn hại tới dây thần kinh hoặc cột sống trong khi phẫu thuật. Khi cân nhắc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, các vấn đề khác bao gồm gây mê và nhiễm trùng. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh theo một chương trình tập luyện phục hồi sau phẫu thuật.

Phẫu thuật cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật mổ mở

Đây là kiểu mổ kinh điển, mở rộng bản sống, cắt bỏ dây chằng vàng với đường rạch da từ 4cm đến 6cm, nhược điểm là tàn phá mô mềm nhiều.

Phẫu thuật Mini – COD

Phẫu thuật lấy nhân thoát vị qua đường mổ nhỏ lối sau. Nó loại bỏ phần thoát vị ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Đây là phẫu thuật phù hợp nhất đối với những ngườivẫn còn rất đau sau khi điều trị bảo tồn không hiệu quả. Bác sỹ chỉ rạch một đường nhỏ, để lấy khối thoát vị, ít gây tổn thương mô xung quanh.

Phẫu thuật cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi

Thực hiện dưới kính hiển vi phẫu thuật: phương pháp này dùng một ống banh có đường kính khoảng 2cm, qua một đường rạch da phía sau, lấy nhân thoát vị và giải ép rễ thần kinh. Phẫu thuật này thực hiện tốt nhất ở tầng L5/S1. Các tầng càng lên cao thì cửa sổ bản sống càng nhỏ nên càng khó thực hiện và phải cắt bỏ xương bản sống nhiều.

vicare.vn-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-hay-khong-body-3

Phẫu thuật lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi

Ở mỗi nước có một số thiết bị nội soi khác nhau. Dụng cụ nhỏ gọn, dễ thao tác, có thể mổ lấy nhân thoát vị qua một đường rạch da duy nhất. Thiết bị này giúp bảo tồn mô mềm và các cấu trúc giữ vững cột sống tốt nhất. Phẫu trường được quan sát rõ trên màn hình, được ghi hình qua hệ thống kính và đèn nội soi trong môi trường nước được tưới rửa liên tục.

Mặc dù phẫu thuật giúp giảm đau và hạn chế không cho bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển, tuy nhiên việc phẫu thuật có thể xảy ra các biến chứng nhỏ như nhiễm trùng, tái phát, dính dây thần kinh, liệt, cơn đau tái phát.Vì vậy việc phẫu thuật phải tính toán kĩ càng và cẩn thận..

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn khi nào mới phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Nếu như người thân của bạn bị thoát vị đĩa đệm nhẹ nên thử áp dụng các phương pháp điều trị khác hoặc dùng các bài thuốc từ dân gian, thuốc nam. Còn nếu muốn chắc chắn hơn bạn cần phải gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn và tìm ra cách điều trị cho người thân của bạn một cách phù hợp nhất.