Thuốc đau đầu có làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai hay không?

Ngày nay, nhu cầu sử dụng thuốc ngừa thai của các chị em phụ nữ ngày càng tăng cao. Cho dù là có gia đình hay chưa có gia đình thì đều có thể dùng được. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc ngừa thai mà dùng thuốc đau đầu thì có bị làm sao không? Có ảnh hưởng lớn đến tác dụng của thuốc ngừa thai hay không?

Thuốc đau đầu có làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai hay không? Thuốc đau đầu có làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai hay không?

Sử dụng thuốc đau đầu có làm giảm tác dụng thuốc ngừa thai?

Về vấn đề thuốc đau đầu có làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai hay không? Có rất nhiều người đã tìm đến các cơ sở y tế để hỏi và mong muốn tìm được câu trả lời thích hợp nhất. Có trường hợp như sau: em và bạn gái quan hệ tình dục, có sử dụng bao cao su, nhưng khi xuất tinh thì bao cao su bị rách, em cũng đã cố gắng để xuất tinh ngoài. Sau khoảng 45 phút thì bạn gái em có uống một viên thuốc tránh thai khẩn cấp Meopristone trường thọ. Khoảng hơn 1 tiếng rưỡi trước khi quan hệ, bạn gái em có bị đau đầu và đã uống thuốc. Em không biết liệu rằng thuốc đau đầu đó có làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc trành thia hay không? Có nên dùng thêm một viên thuốc tránh thai nữa để đảm bảo tác dụng nữa hay không?
vicare.vn-thuoc-dau-dau-co-lam-giam-tac-dung-cua-thuoc-ngua-thai-hay-khong-body-1

Có rất nhiều trường hợp như trên đã xảy ra, khi dùng thuốc nhức đầu thì loại thường thấy vẫn là paracetamol hay là những chế phẩm có chứa paracetamol; loại thuốc này không có bất cứ sự tương tác nào với thuốc ngừa thai. Hơn nữa, việc dùng 2 loại thuốc cách nhau khoảng gần 2 tiếng như vậy cũng làm giảm hơn nữa nguy cơ tương tác thuốc. Việc dùng thêm một viên thuốc tránh thai nữa là điều hoàn toàn không cần thiết, nhất là đã qua 72 tiếng sau khi đã quan hệ tình dục bởi vì hiệu quả của thuốc giảm đau và thuốc ngừa thai còn gây nên nhiều tác dụng phụ trên cơ thể.

Một số điều lưu ý khi dùng thuốc ngừa thai

- Tất cả những loại thuốc ngừa thai thì nên uống liều đầu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục mà không có sự bảo hộ.

- Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi như là một phương pháp an toàn (có thể an toàn tới 75%), tuy nhiên, không nên sử dụng như một biện pháp tránh thai thường xuyên. Trong vòng một tháng không nên dùng quá 2 lần, bởi dùng càng nhiều thì hiệu quả càng giảm.

- Có đến khoảng 50% người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai mà bị nôn và buồn nôn; hiệu quả của thuốc lúc này sẽ bị giảm đi, chưa kể đến những tác dụng phụ khác nữa như rong kinh, chóng mặt, đau đầu, kinh nguyệt không đều...

- Sau khi uống mà bị nôn ngay thì phải uống thêm liều khác để thay thế, sau 2 giờ mới nôn thì không cần phải uống bù.

- Không sử dụng viên tránh thai khẩn cấp khi đang có thai hoặc đang bị dị ứng với thuốc tránh thai.
vicare.vn-thuoc-dau-dau-co-lam-giam-tac-dung-cua-thuoc-ngua-thai-hay-khong-body-2

Một số câu hỏi hay gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Nôn và buồn nôn có thể sẽ xảy ra sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Chu kì kinh nguyệt của người uống cũng có thể sẽ không đến trong thời gian dự kiến, có thể là xuất hiện bất thường, xuất huyết bất thường trong tuần hoặc là tháng sau khi điều trị. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

- Chuột rút, đau bụng

- Đau đầu

- Căng ngực

- Mệt mỏi

- Chóng mặt

Thông thường, các tác dụng phụ thường sẽ bị biến mát chỉ trong vòng 1 ngày.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có an toàn không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn; không nên sử dụng nhiều lần, dài hạn bởi nếu dùng như vậy thì tác dụng phụ của thuốc sẽ nhiều hơn và nặng hơn.

Có cần phải theo dõi gì sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp không?

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì không cần phải thực hiện các loại xét nghiệm. Nhưng, cũng cần phải dùng que thử thai để xem xét nếu như bạn chưa thấy có kinh nguyệt hơn 1 tuần sau khoảng thời gian dự kiến. Thuốc mà chỉ chứa progestin hay thuốc ngừa thai ở dạng phối hợp sẽ không gây hại cho thai hoặc cho sức khỏe của em bé nếu đã mang thai. Hiện nay, cũng có rất ít thông tin về việc liệu rằng ulipristal có thể gây hại đến cho thai nhi nếu người sử dụng đã mang thai.

Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.