Các loại tầm soát ung thư bạn nên biết để hiểu sức khỏe bản thân và người thân
Tầm soát ung thư sớm sẽ giúp bạn có khả năng phòng tránh và điều trị các bệnh ung thư một cách hiệu quả. Vậy có những loại tầm soát ung thư nào bạn nên biết để không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn cho cả người thân của mình.
Các loại tầm soát ung thư bạn nên biết để hiểu sức khỏe bản thân và người thân
Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin về các loại tầm soát ung thư để các bạn cùng tham khảo.
1. Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là một loại xét nghiệm nhằm giúp bạn có thể phát hiện sớm các căn bệnh ung thư để có cách phòng tránh và điều trị bệnh ung thư kịp thời. Nhờ đó, bạn có thể được loại bỏ các mô đang bị tổn thương và giúp loại bỏ các tế bào ung thư trước khi chúng kịp phát triển lan rộng ra.
Mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư theo định kỳ hàng năm, để căn bệnh ung thư sẽ không còn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, còn phải tùy các loại cơ quan, mà sẽ có các loại tầm soát ung thư mà trong đó tỉ lệ chính xác và hiệu quả của điều trị sau khi tiến hành tầm soát kiểm tra ung thư cũng sẽ khác nhau.
2. Tầm soát ung thư tổng quát
Việc tầm soát ung thư theo định kỳ tổng quát, là một việc làm đúng đắn trong cuộc sống hiện nay. Cơ thể con người được nuôi dưỡng từ thức ăn hàng ngày, luyện tập thể thao, hít thở. Nhưng guồng quay của sự hiện đại, thế giới công nghệ đi kèm nhiều ảnh hưởng xấu. Việc kiểm tra sức khoẻ theo 2 năm một lần sẽ làm giảm thiểu những bệnh tật "nguy hiểm" rình rập, giúp cuộc sống tươi đẹp hơn. Tầm soát ung thư loại bỏ những lo lắng băn khoăn về những biểu hiện trên cơ thể bạn, phát hiện những bất thường nguy cơ của bệnh.
Tầm soát ung thư tổng quát là dịch vụ nhằm tầm soát bệnh ung thư toàn diện để phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh ung thư có thể đang tiềm ẩn ở các bộ phận trên cơ thể hoặc ở các cơ quan khác nhau.
Tầm soát ung thư tổng quát thường được thực hiện bằng các kỹ thuật cơ bản như: nội soi, siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT,...
3. Ý nghĩa tầm soát ung thư
- Đối với sức khoẻ bản thân: Sự thay đổi về môi trường tự nhiên, xã hội và đặc biệt là áp lực của công việc ngày càng làm cho cộng đồng gia tăng các bệnh như ung thư, bệnh lý tim mạch, gan, thận, và bệnh về thần kinh...Việc khám sức khoẻ định kỳ giúp bản thân chúng ta phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế tối đa những thương tổn và biến chứng gây ra bởi một số bệnh. Đặc biệt Đưa ra những lưu ý cần thiết cho việc điều chỉnh cường độ lao động, thói quen, chế độ ăn uống, việc sử dụng các chất kích thích độc hại.
- Đối với sức khoẻ người thân: Những năm gần đây, tín hiệu đáng mừng là ngày càng có nhiều người tìm hiểu và muốn đăng ký khám tự nguyện cho gia đình người thân. Đây như một món quà, sự quan tâm kết nối các thành viên trong gia đình, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Rất nhiều vấn đề được đặt ra liên quan đến khám sức khỏe định kỳ khiến nhiều người còn lúng túng.
Thực tế, không ít trường hợp muốn khám sức khỏe tổng quát nhưng chần chừ vì không biết nên chọn thời điểm nào để khám, liệu rằng đang khỏe mạnh thì có cần khám không? Những người khỏe mạnh đi khám sức khỏe định kỳ thì lúng túng không biết nên khám những gì? Một số trường hợp có người thân bị ung thư, và lo lắng không biết mình có nên khám tầm soát ung thư không, tầm soát như thế nào và lúc nào tầm soát?
4. Các loại tầm soát ung thư
Tầm soát bệnh ung thư gan
Ung thư gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều bệnh nhân. Do triệu chứng bệnh mơ hồ, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh điều trị và kéo dài thời gian sống hiệu quả. Trong đó, việc tầm soát nguy cơ ung thư gan sớm và định kỳ là một cách chủ động để đối phó với bệnh.
Một trong những dạng xét nghiệm tầm soát ung thư giúp chẩn đoán phát hiện các dấu hiệu gây tổn thương ở gan đó chính là xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP). Thực tế cho thấy, các trường hợp người bệnh bị ung thư gan đều sản xuất AFP ở mức độ cao. Do vậy AFP được sử dụng như một phương thức thử nghiệm kiểm tra ung thư gan.
Xét nghiệm này là đo lượng AFP ở trong máu. Bởi vậy, những người có nguy cơ cao đối với căn bệnh ung thư gan thường được bác sĩ khuyến khích tiến hành xét nghiệm AFP 6 tháng 1 lần.
Ngoài ra, bận cũng có thể làm một số xét nghiệm tầm soát ung thư gan khác để giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan, kịp thời phát hiện các khối u hoặc các tế bào phát triển bất thường. Các biện pháp đó là: siêu âm, xét nghiệm định lượng virus HBsAg, chụp X-quang, chụp cắt lớp CT...
Tầm soát ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Tại bệnh viện K Hà Nội, năm 1998 tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam là 9,2/100.000 người dân và ở nữ là 4,8/100.000 người dân. Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh ngày một tăng
Tầm soát ung thư vòm họng là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư giúp phát hiện và đánh giá tình trạng của khối u và mức độ di căn của bệnh.
Phương pháp tầm soát này bao gồm các xét nghiệm như: nội soi ở vòm mũi họng, sinh thiết mô ở vòm họng. Ngoài ra còn có các bước sàng lọc chuyên sâu như: chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI kết hợp cùng với các xét nghiệm sinh hóa tầm soát ung thư khác....
Tầm soát ung thư phổi
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi hiện là loại ung thư hay gặp nhất trên thế giới, với số ca được chẩn đoán trong năm 2012 là 1.825.000 ca, chiếm 13% trong tổng số các ung thư.
Trong số đó, ở nam giới, số ung thư phổi phổi chiếm 16,7%, tức vị trí số 1; còn ở nữ giới là 8,8%, đứng ở vị trí thứ 3.
Để tiến hành tầm soát ung thư phổi, các bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang lồng ngực của bạn để nhận diện khối u và các mô bất thường, kết hợp cùng với xét nghiệm chất nhầy từ trong phổi để tầm soát ung thư ở các tế bào. Sau xét nghiệm, nếu có tiên lượng xấu về khối u xuất hiện ở phổi, bạn cần chụp cắt lớp CT để có thể xác định chính xác khối u mà phim X-quang không tầm soát được.
Tầm soát ung thư dạ dày
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Duy Long, Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, ung thư dạ dày là bệnh thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư về đường tiêu hóa. Tại Việt Nam, người mắc bệnh này thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn nên kết quả điều trị còn hạn chế, thời gian bệnh nhân sống được sau 5 năm chiếm tỷ lệ thấp (từ 10 đến 20%).
Để tầm soát ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ phối hợp các biện pháp sàng lọc như: sinh thiết mô, nội soi tiêu hóa, chụp X-quang dạ dày và siêu âm, tiến hành xét nghiệm pepsinogen huyết thanh. Ở bước cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp CT để có thể xác định hình thái và sự phát triển của khối u trong dạ dày.
Tầm soát ung thư đại trực tràng
Theo ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm vài chục ngàn người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 được chẩn đoán sớm, còn lại hơn một nửa trong số đó tử vong. Việt Nam chi tới gần 9 nghìn tỉ đồng hàng năm để điều trị cho căn bệnh ung thư đại trực tràng, chưa kể những bệnh nhân tự đi nước ngoài chữa bệnh.
Tầm soát ung thư đại trực tràng thường bao gồm các bước như: xét nghiệm phân, nội soi đại tràng, sinh thiết mô đại trực tràng, chụp X-quang... nhằm giúp phát hiện sớm các dấu hiệu có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng và tiến hành điều trị kịp thời trước khi những dấu hiệu đó phát triển thành bệnh ung thư.
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo thống kê có đến 70% trong số bệnh nhân đi khám thì ung thư cổ tử cung đã bước vào giai đoạn muộn. Bởi bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu triệu chứng rõ rệt ban đầu, chúng chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn, việc chữa trị trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về sức khỏe, giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời.
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung thường tiến hành các xét nghiệm như tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung theo phương pháp Thinprep mới của Mỹ để thay thế cho phương pháp cũ đó là phết tế bào ở cổ tử cung Papsmear, hoặc soi tươi dịch ở âm đạo, tầm soát ung thư làm các xét nghiệm virus HPV DNA định tuýp.
Tầm soát ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ kể cả nam giới trên toàn thế giới. Với phụ nữ, trung bình mắc ung thư vú khoảng 1/8 trong cuộc đời. Việc tầm soát & phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh nhân mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.
Tầm soát ung thư vú thường áp dụng các kỹ thuật để giúp phát hiện sớm ung thư vú như: khám vú lâm sàng, xét nghiệm CA 15-3 – đây là chất chỉ điểm ung thư, siêu âm vú, chụp nhũ X-quang số hóa.
Trên đây là một số dạng tầm soát ung thư để bạn tham khảo. Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình các bạn nên đi làm các xét nghiệm tầm soát ung thư đã nêu ở trên. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư sẽ đem lại lợi ích tích cưc cho việc điều trị cho những bệnh nhân mắc ung thư.
Địa chỉ tầm soát ung thư tại Hà Nội
1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ ... có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, điều trị bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.
Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ...phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.
Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3574 7788
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30; Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
2. Bệnh viện K
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Được thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương - Một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay, Bệnh viện K là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.
Theo chỉ tiêu Bộ Y tế giao năm 2015 bệnh viện có 1800 giường bệnh. Bệnh viện hiện có 66 khoa, phòng, đơn vị, bộ phận; trung tâm với 1.224 cán bộ viên chức (biên chế 899, hợp đồng 213 và các cán bộ khác). Trong đó có 12 PGS; 55 TS và BSCKII; 150 ThS và BSCKI và 68 BS đang hoạt động tại 3 cơ sở với chỉ tiêu là 1.800 giường bệnh. Năm 2017, Bệnh viện K được Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của bệnh viện bao gồm 3 khối chính:Khối hành chính, khối lâm sàng và khối cận lâm sàng. Cơ sở Quán Sứ gồm 19 khoa phòng và 01 trung tâm. Cơ sở Tam Hiệp gồm 06 khoa phòng và 01 trung tâm. Cơ sở Tân Triều có 12 phòng chức năng và 01 trung tâm, khối lâm sàng gồm 35 khoa và 2 trung tâm, khối cận lâm sàng gồm 06 khoa và 03 trung tâm.
- Thời gian làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00
- Thứ Bảy, Chủ Nhật nghỉ.
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3825 2143
3. Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội và nhận được rất nhiều danh hiệu danh giá. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).
Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.
- Thời gian làm việc: Từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
- Sáng: từ 06:30 đến 12:00
- Chiều: từ 13:30 đến 18:00
- Địa chỉ: 78 Đường Giải phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3869 3731
Địa chỉ tầm soát ung thư tại TP. Hồ Chí Minh
1. Bệnh viện Ung bướu TPHCM
Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, đồng thời tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 (Chisobalt) của Tiệp Khắc. Nhân sự cũng được tăng lên tổng cộng 262 người trong biên chế, bước đầu hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về ung thư của thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 04:00 - 20:00
- Thứ Bảy, Chủ Nhật nghỉ.
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 03 Nơ Trang Long , Phường 7 , Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Cơ sở 2: Khoa Nội Ung Bướu Vệ Tinh (cũng của BV Ung bướu TP.HCM): 130 Lê Văn Thịnh , Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TPHCM
- SĐT: 028 3841 2637 - 028 3843 3021 - 028 3843 3022
2. Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện hiện có Khoa nội với các chuyên khoa:
- Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa Tim mạch tổng quát, Khoa Thận nội - lọc máu & miễn dịch ghép, Khoa Hồi sức tim mạch, Khoa Nội tiêu hóa gan mật, Khoa Dược, Khoa Khám Bệnh, khoa Nội tiết, Khoa Cơ - Xương - Khớp, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.
- Khoa ngoại với các chuyên khoa: Khoa Ngoại Thần kinh chấn thương, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Ngoại niệu - ghép thận, Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình, Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Y học thể thao.
Bệnh viện có gần 1.700 nhân viên y tế và chỉ tiêu giường bệnh là 1.600 giường.
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân càng ngày càng cao, chính vì thế việc mở rộng phòng khám và đầu tư thêm trang thiết bị giúp cho bệnh viện 115 đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Bắt đầu từ ngày 16 tháng 2 năm 2016, bệnh viện triển khai phòng khám VIP - doanh nhân nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của bệnh nhân.
Phòng VIP của doanh nhân được tọa lạc tại tầng trệt của khu A, bệnh viện nhân dân 115 với thiết kế 6 phòng khám, đảm bảo không gian riêng tư và yên tĩnh tối đa cho bệnh nhân. Bệnh nhân khi tới khám và điều trị bệnh tại bệnh viện sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn và chăm sóc đúng như quy chuẩn mà bệnh viện đưa ra: nhanh chóng- chính xác- hiệu quả. Với quy trình khám và điều trị bệnh hợp lý, khu vực khám và xét nghiệm riêng biệt sẽ mang tới sự hài lòng tối đa khi bệnh nhân sử dụng phòng khám VIP.
- Thời gian làm việc:
- Sáng từ 6 giờ 30 đến 11 giờ 30 (Nhận bệnh từ 6 giờ 30 đến 11 giờ 30 )
- Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ (Nhận bệnh từ 13 giờ đến 16 giờ)
- Thời gian khám bệnh ngoài giờ:
- Thứ bảy: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, Chiều từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30
- Chủ nhật: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
- SĐT: 028 3865 4249 - 028 3865 5110
Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.
Xét nghiệm tại nhà - HoiBenh Home luôn cam kết
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Dịch vụ tiện lợi
HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Chi tiết gói xét nghiệm
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
- Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cách tính tổng chí phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Khi nào tầm soát ung thư?
- Vì sao cần tầm soát ung thư vòm họng?