Tự tin đi kiểm tra thai, mẹ choáng váng nghe bác sĩ nói tính mạng đang nguy hiểm
Caroline Latus, 35 tuổi, vừa vượt qua "ranh giới tử thần" của cả hai mẹ con nhờ công lao to lớn của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hull. Nếu chỉ chậm trễ thêm một chút nữa, có lẽ Caroline và con trai mình đã mãi mãi phải lìa xa thế giới này chỉ vì một biến chứng thai kì nguy hiểm.
Tự tin đi kiểm tra thai, mẹ choáng váng nghe bác sĩ nói tính mạng đang nguy hiểm
Nếu chỉ chậm trễ thêm một chút nữa, có lẽ Caroline và con trai mình đã mãi mãi phải lìa xa thế giới này chỉ vì một biến chứng thai kì nguy hiểm.
Caroline Latus, 35 tuổi, vừa vượt qua "ranh giới tử thần" của cả hai mẹ con nhờ công lao to lớn của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hull.
Khi mang thai ở tuần thứ 32, trong một lần đi kiểm tra định kì, Caroline đã bị phát hiện mắc chứng tiền sản giật, chứng bệnh đe dọa tính mạng của không ít bà bầu và thai nhi, cũng như là "cơn ác mộng" đối với các mẹ bầu trên toàn thế giới.
"Mãi đến sau này, bác sĩ mới nói với tôi rằng, nếu họ trì hoãn việc mổ sinh khẩn cấp cho tôi thêm một chút nữa, có thể rằng tôi hoặc bé Zach sẽ không thể qua khỏi, và cũng có lẽ là cả 2 sẽ qua đời do chứng tiền sản giật", Caroline hồi tưởng lại.
Sự nguy hiểm của chứng tiền sản giật khi mang thai
Tiền sản giật là căn bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện ở các mẹ bầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Những triệu chứng sớm của căn bệnh này bao gồm huyết áp cao và đạm trong nước tiểu. Căn bệnh này cũng gây ra những cơn đau đầu khủng khiếp, gây ảnh hưởng đến thị giác, ợ nóng nhiều, tăng cân nhanh do tích nước và tăng phù nề đột ngột, sưng bàn chân, mắt cá chân, mặt và bàn tay.
Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể dẫn đến co giật, rối loạn gan, đông máu hoặc đột quỵ, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn em bé trong bụng.
Khi đó, Caroline không hề ý thức được rằng mình đang gặp phải biến chứng thai kì nguy hiểm. Tối hôm ấy, cô đi nghỉ sớm, nhưng sau đó lại không thể di chuyển và phải đợi chồng mình, anh Will, 31 tuổi, đến bên giường để giúp đỡ.
Do đó, Caroline đã đến kiểm tra tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Hull. Tại đây, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và phát hiện ra cơn đau vùng bụng phía trên của cô là do một chứng rối loạn gan. Bác sĩ phụ trách ca của Caroline đã quá lo lắng cho sức khỏe dần suy kiệt của Caroline nên đã nhanh chóng sắp xếp một ca mổ sinh khẩn cấp ngay trước khi kết quả xét nghiệm lần 2 được đưa ra.
Tại thời điểm mổ sinh, Caroline vẫn còn cách ngày dự sinh 8 tuần. Sau ca mổ, bé Zach đã chào đời với cân nặng chỉ nặng 1,1 kg, cực kì nhỏ bé. Ngay lập tức, bé được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt với sự giúp đỡ của các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Cùng lúc đó, mẹ bé cũng phải trải qua cuộc chiến của chính mình để giành giật lấy sự sống tại phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.
Mặc dù Will có thể chụp ảnh con trai mới sinh của mình, phải đến 34 giờ sau đó Caroline mới đủ khỏe để đến thăm bé Zach. Đội ngũ y bác sĩ cũng rất nhiệt tình khi dành sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt đến mẹ con Caroline, nhờ đó, "cuộc chiến" của hai mẹ con dường như đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Bé Zach đã phải ở lại phòng chăm sóc đặc biệt chế độ cao trước khi chuyển sang "phòng xanh" trong 1 ngày, và ở lại phòng chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt 5 tuần trước khi đạt đủ tiêu chuẩn sức khỏe để trở về nhà với cân nặng 1,8 kg.
Năm tháng sau, bé Zach đã đạt cân nặng 3,2 kg và trải qua lần kiểm tra sức khỏe sơ sinh cuối cùng, đạt kết quả tốt và không có biến chứng nào liên quan đến việc sinh non của bé.
Có thể nói, Caroline và bé Zach là một trong những trường hợp may mắn đã được phát hiện và điều trị kịp thời bởi đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là cực kì nhiệt tình. Chính vì thế, mỗi khi nhắc lại câu chuyện của mình, Caroline vẫn cảm thấy mình mang ơn các bác sĩ tại bệnh viện Hull rất nhiều. Do đó, cô và chồng mình đang cố gắng gây quỹ cho Khoa Sơ sinh tại Bệnh viện Hull, nơi bé Zach đã từng "tạm trú" tại đây suốt 6 tuần, nhằm giúp đỡ các em bé sinh non khác và gia đình của họ.
Theo Eva