Thoát vị đĩa đệm có khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như làm mất khả năng lao động, bại liệt, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy thoái vị đĩa đệm có khỏi được không? Cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Thoát vị đĩa đệm có khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như làm mất khả năng lao động, bại liệt, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy thoát vị đĩa đệm có khỏi được không? Cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Như rất nhiều căn bệnh xương khớp khác, thoát vị cũng gây ra các cơn đau buốt. Tình trạng đau kéo dài khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi, ăn ngủ không yên, sức khỏe sa sút ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nếu khối lượng thoát vị đĩa đệm quá to, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt tình trạng bị đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất kiểm soát khi đi vệ sinh hay thậm chí là tàn phế suốt đời.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cần đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm có khỏi được không?
Sẽ có những cách điều trị thích hợp cho từng mức độ bệnh của từng người. Đối với việc chữa thoát vị đĩa đệm, sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ cung cấp cho chúng ta phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Trên thực thế tình trạng bệnh lý của từng người không giống nhau vì thế chưa chắc có thể áp dụng cùng một biện pháp cho một dạng bệnh nhân. Đối với thoát vị đĩa đệm cũng vậy, tuy hai bệnh nhân đều bị bệnh giống nhau nhưng chưa chắc cách cách chữa của họ sẽ giống nhau.
Thoát vị đĩa đệm mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nhưng nó gây nên những hệ lụy mà ít ai ngờ được. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ngoài việc gây ra đau dữ dội vùng lưng thì còn ảnh hưởng tới rối loạn chức năng sinh lý và đại tiểu tiện. Nguy hiểm hơn là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên tê yếu và liệt chi tay, gây rối loạn tuần hoàn não, đau đầu và mất trí nhớ.
Nếu cơn đau và các triệu chứng khác tiếp tục đến sau sáu tuần hoặc nếu các cơn đau ngày càng nặng hơn thì bạn nên xem xét về phương pháp phẫu thuật. Tất nhiên bạn hãy yên tâm vì tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật sẽ rất ít, thực tế chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân mắc thoát vị mà thôi.
Phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Dinh dưỡng/ Ăn uống
Nên ăn nhiều cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho xương khớp vì chứa acid béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.
Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng... vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.
Nếu có điều kiện hãy bổ xung ngay những vi chất đặc biệt là Collagen bạn nhé.
Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự đào thải calci qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
Tăng cường ăn rau củ tốt cho xương, khớp như: cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ... thường giàu vitamin A, E là những nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương, chống lão hóa...
Bổ sung thêm sữa đậu nành và ngũ cốc vào trong bữa ăn để hệ xương khớp lâu bị lão hóa vì chúng vốn có nhiều vitamin, khoáng chất và can-xi
Thói quen sinh hoạt và làm việc
Nên tạo thói quen tập các môn thể dục phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi để hệ xương thêm mềm dẻo, các khớp cũng linh hoạt hơn.
Làm việc trong tư thế lưng thẳng, vai đều cân đối, mắt nhìn thẳng.
Để nâng một vật nặng, không nên nghiêng thân về phía trước và tránh cử động xoắn lệch người làm mất thăng bằng gây tác dụng không tốt với khung xương.
Ngồi làm việc không được lâu quá 30 phút (Vậy cứ 30 phút làm việc sẽ đứng dậy đi lại khoảng 5 phút rồi mới quay vào làm tiếp).
Hãy nói không với các động tác bẻ lưng hoặc vặn cổ nếu bạn không muốn mình bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thoát vị đốt sống lưng nhé.
Đừng bao giờ chủ quan khi bưng bê các vật nặng mà không chú ý tới tư thế khi làm.
Bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, lạc quan đây là bí kíp giúp bạn không bao giờ mắc bệnh và luôn tràn đầy hạnh phúc.