Những lưu ý an toàn khi tập đứng cho trẻ
Tập đứng cho trẻ là một trong những giai đoạn khiến cha mẹ hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng. Hạnh phúc vì được chứng kiến bước phát triển của con nhưng cũng lo sợ bé sẽ gặp phải những tổn thương không đáng có. Vì vậy, những lưu ý an toàn khi tập đứng cho trẻ dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm và bớt lo lắng hơn.
Những lưu ý an toàn khi tập đứng cho trẻ
1. Những lưu ý an toàn mẹ cần biết
Không tập đi quá sớm cho trẻ
Theo các chuyên gia, thời gian thích hợp để bé tập đứng là từ 8 đến 12 tháng. Nếu mẹ tập đi quá sớm cho trẻ sẽ gây tổn thương cho hệ xương của trẻ. Dưới 8 tháng, cơ bắp của trẻ chưa phát triển, độ cứng và đàn hồi của xương còn khá yếu ớt nên dễ dàng bị biến dạng. Khi tập đứng quá sớm sẽ khiến xương của trẻ không thể chịu đựng và chống đỡ được toàn bộ sức nặng cơ thể, đặc biệt với những trẻ béo phì hoặc bụ bẫm.
Việc tập đứng quá sớm cũng là nguyên nhân gây tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ. Chân vòng kiềng không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo ra tâm lý mất tự tin trong tương lai. Vì vậy, mẹ cần chú ý chọn thời điểm phù hợp để tập đứng cho trẻ, không tập đứng quá sớm.
Cất những đồ vật dễ gây tổn thương cho trẻ
Trong quá trình tập đứng, mẹ nên chú ý cất những đồ vậy không chắc chắn, sắc nhọn hay có thể gây tổn thương cho trẻ. Khi mới bắt đầu tập đứng, trẻ thường có xu hướng bám vào tất cả những gì chúng cho là chắc chắn. Vì vậy, mẹ nên chú ý đảm bảo những thứ bé bám vào là chắc chắn, tránh trường hợp khiến trẻ bị ngã.
Tốt nhất, quanh chỗ bé tập đứng, mẹ nên dải chăn, đệm xung quanh để khi bé ngã không có tổn thương nào nghiêm trọng.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
Để chuẩn bị cho quá trình tập đứng và đi cho trẻ, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để hệ xương của trẻ phát triển khỏe mạnh và cứng cáp. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung một số chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng như canxi giúp xương chắc khỏe, vitamin D cho khung xương khỏe mạnh.
2. Cách xử lý khi trẻ bị ngã khi tập đứng
Trong quá trình tập đứng của trẻ không thể tránh khỏi những tai nạn bất ngờ, không thể lường trước. Do đứng chưa vững nên trẻ rất dễ bị ngã. Nếu may mắn, trẻ chỉ bị tổn thương nhẹ như bầm, tím, sợ hãi, nhưng nặng hơn là ngã đập đầu xuống đất, làm tổn thương não bộ. Tùy vào từng trường hợp, mẹ cần có những xử lý kịp thời, chính xác.
Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu
Khi trẻ bị ngã đập đầu trong quá trình tập đứng, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những tổn thương vô cùng nghiêm trọng: chấn động não, chấn thương sọ não.... Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu.
- Khi trẻ bị ngã, điều đầu tiên mẹ cần lưu ý là thật bình tĩnh, tránh la hét bởi như vậy sẽ làm bé hoảng sợ hơn. Mẹ nên kiểm tra cơ thể bé có vết thương nào không? Nếu trẻ bị chảy máu, mẹ hãy dùng tạm bông băng để cầm máu tạm thời.
- Nếu đầu trẻ nổi u, cục, mẹ có thể dùng khăn chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng gì bất thường, mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi bé sau 1-2 ngày.
- Sau khi bé ngã, mẹ nên giữ bé tỉnh táo ít nhất 1 tiếng, và có thể ngủ một giấc ngắn khoảng 20 phút. Nếu mẹ phát hiện bé bị tổn thương nghiêm trọng thì phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
- Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như bất tỉnh, da nhợt nhạt, tím tái, rối loạn tri giác, co giật, không giữ được thăng bằng, chảy máu mũi, máu tai, ngủ nhiều.... rất có thể đây là biểu hiện của chấn thương sọ não – di chứng nguy hiểm nhất sau khi bé ngã. Trong trường hợp này, mẹ cần phải đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức nếu không muốn điều tồi tệ xảy ra.
Đối với các vết bầm
Nếu bé ngã chỉ gây ra những vết bầm, tím nhẹ thì mẹ có thể làm tan nhanh bằng một số cách như: chườm lạnh, chườm ấm, lăn trứng gà luộc ấm, ....
Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ biết được những lưu ý an toàn cũng như cách xử lý kịp thời khi trẻ bị ngã trong lúc tập đứng để tránh những hậu quả đáng tiếc.