Lưu ý về sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai

Mục đích sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai đó là nhằm kéo dài thời gian không bị lên các cơn co giật ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ dị tật ở thai nhi sau khi sinh ra. Sau đây là những lưu ý quan trọng nếu như mẹ đang có ý định sử dụng thuốc chống động kinh trong giai đoạn thai nghén.

Lưu ý về sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai Lưu ý về sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai

Mục đích sử dụng thuốc điều trị động kinh khi mang thai đó là nhằm kéo dài thời gian không bị lên các cơn co giật ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời hạn chế nguy cơ dị tật ở thai nhi sau khi sinh ra. Dưới đây là những lưu ý quan trọng nếu như mẹ đang có ý định sử dụng thuốc chống động kinh trong giai đoạn thai nghén.

1. Giải thích tình trạng bệnh cho mẹ bầu

Một trong những điều quan trọng khi điều trị động kinh cho mẹ bầu đó là khiến cho mẹ bầu hiểu được nguy cơ mà bản thân có thể gặp phải trong suốt thời gian mang thai để họ có thể yên tâm hợp tác với thầy thuốc trong việc trị bệnh. Trong tất cả các trường hợp, nếu có thể bác sĩ nên chuyển sang điều trị chỉ bằng một loại thuốc đặc trị khác và phải kiểm soát nồng độ thuốc trong máu của người mẹ.
vicare.vn-luu-y-ve-su-dung-thuoc-dieu-tri-dong-kinh-khi-mang-thai-body-1

2. Bổ sung acid folic

Việc bổ sung acid folic trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ có tác dụng rõ ràng đối với với điều trị động kinh ở mẹ bầu. Ngoài ra mẹ cần điều trị bổ sung thêm vitamin K kể từ tuần thứ 36 và tiêm bắp vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các loại thuốc chống động kinh mà người mẹ dùng khi mang thai như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin. Ngoài ra cần phải theo dõi sự phát triển của thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nhóm valproat phải định lượng alphafoetoprotein bằng các xét nghiệm nước ối khi thai được 4 tháng. Đối với việc cho con bú sau khi sinh, cần lưu ý là hầu hết các thuốc có thể đi từ huyết thanh của người mẹ sang tuyến sữa và do vậy có thể truyền sang cho trẻ thông qua đường sữa mẹ.

3. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cụ thể

Mỗi loại thuốc điều trị động kinh khi mang thai sẽ mang đến những tác động khác nhau. Đối với thuốc nhóm phenytoin (sodanton), carbamazepine (tegretol), oxcarbamazepine (trileptal), valproate (depakin), sử dụng các loại thuốc này khá an toàn bởi chỉ một lượng nhỏ thuốc được truyền qua sữa mẹ và nồng độ thuốc trong huyết thanh trẻ nhìn chung sẽ thấp đến mức các tác dụng dược lý thường không xảy ra.
vicare.vn-luu-y-ve-su-dung-thuoc-dieu-tri-dong-kinh-khi-mang-thai-body-2

Đối với ethosuximide (succilep) và lamotrigine (lacmital), nồng độ thuốc trong huyết thanh của trẻ có thể đạt đến mức làm cho các tác dụng dược lý xuất hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào về các tác dụng có hại của thuốc kháng động kinh kể trên đối với trẻ bú mẹ. Riêng đối với nhóm thuốc phenobarbital (gardenal) và chất chuyển hoá của primidone (cũng là phenobarbital), benzodiazepam (seduxen), các thuốc này có thể tích lũy trong cơ thể trẻ bú mẹ khiến trẻ buồn ngủ và bú kém đi, do vậy đối với phụ nữ cho con bú trong khi vẫn dùng phenobarbital, primidone, benzodiazepin, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ở trẻ nếu như trẻ ngủ nhiều hoặc bú kém đi thì phải chuyển sang sử dụng các loại thuốc khác.

Nói tóm lại, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đánh giá chính xác tác động của các loại thuốc chống động kinh đối với thai nhi. Việc bạn chị em phụ nữ có nên uống thuốc chống động kinh trước và trong khi mang thai hay không sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc trong mỗi trường hợp khác nhau. Nếu các cơn động kinh xảy ra với tần suất nhiều nhưng việc uống thuốc lại giúp kiểm soát được những cơn động kinh đó thì việc sử dụng thuốc sẽ mang lại lợi ích cao hơn rủi ro mà nó mang đến. Hơn nữa, việc dùng thuốc có ảnh hưởng đến em bé ra sao cũng như mức độ như thế nào còn tùy thuộc vào loại thuốc điều trị động kinh khi mang thai bạn đang dùng là loại thuốc gì.