Cách nhận biết bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng như: Phụ nữ tiền và hậu mãn kinh, Phụ nữ sinh nở nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng ăn uống không đủ chất, nhất là protid và canxi để bù đắp lại. Loãng xương gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt của bệnh nhân. Và một vài cách nhận biết bệnh loãng xương trong bài viết dưới đây của Vicare.

Cách nhận biết bệnh loãng xương Cách nhận biết bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng như: Phụ nữ tiền và hậu mãn kinh, phụ nữ sinh nở nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ nhưng ăn uống không đủ chất, nhất là protid và canxi để bù đắp lại. Hay những người có thể trạng kém phát triển, ít hoạt động thể chất, suy dinh dưỡng từ nhỏ... Loãng xương gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Trong bài viết dưới đây của HoiBenh, mọi người có thể biết rõ hơn để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là hiện tượng phần xốp của xương tăng lên do số lượng chất nền của xương bị giảm và giảm trọng lượng của đơn vị thể tích xương, đây là hậu quả của việc suy giảm những khung protein cùng lượng canxi gắn với những khung này. Loãng xương khiến cho xương yếu đi, giòn và dễ gãy nên rất nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì thế mà bệnh loãng xương thường xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương, tuy nhiên có thể kể đến một số các yếu tố chính sau đây:

  • Vấn đề tuổi tác: Người cao tuổi là đối tượng bị mắc bệnh loãng xương nhiều nhất vì sự hấp thụ canxi kém, biến dưỡng trong xương cũng kém dần đi. Người già cũng ít vận động ngoài trời sẽ thiếu vitamin D do không tiếp xúc với ánh nắng. Các chức năng khác cũng dần kém đi như đường ruột, dạ dày, gan, thận và tạo xương bị suy yếu đi, dẫn đến xương càng nhanh bị thoái hóa.
  • Do sự sụt giảm hormone estrogen ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Bởi vì, phụ nữ sau thời kỳ sau mãn kinh, lượng estrogen – nội tiết tố của buồng trứng thiếu hụt trầm trọng, tốc độ loãng xương diễn ra nhanh. Bên cạnh đó, tình trạng giảm tiết hormone cận giáp, tăng tiết canxi qua thận và giảm hấp thu canxi ở ruột làm giảm nồng độ canxi trong máu. Khi nồng độ canxi trong máu giảm xuống, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách lấy canxi trong xương để bù đắp. Cứ như vậy, cuối cùng sẽ dẫn tới tình trạng hủy xương nhiều hơn tạo xương và dẫn tới loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng chứa canxi, magne, phospho, albumin dạng keo, acid amin và những nguyên tố vi lượng cũng khiến xương bị loãng.
  • Bệnh thận, bệnh về nội tiết tố cũng khiến canxi mất đi nhiều.
  • Sử dụng thuốc chứa corticoid trong một thời gian dài cũng khiến dẫn đến bệnh loãng xương.

vicare.vn-cach-nhan-biet-benh-loang-xuong-body-2
  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân bị loãng xương thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu canxi, magie, phospho, vitamin D, trẻ có thể chất kém, ít hoạt động thể chất ngoài trời khiến xương không thể đạt được khối lượng khoáng chất cần thiết ở tuổi trưởng thành. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng loãng xương sau này.
  • Một số yếu tố khác gây loãng xương: Người ít hoặc không hoạt động ngoài trời, người ít vận động, thể trạng gầy, người mãn kinh sớm, người da trắng...

Cách nhận biết bệnh loãng xương

  • Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương điển hình nhất là đau mỏi xương khớp, cảm giác nóng, kiến bò trong xương. Người bệnh sẽ cảm thấy các đầu xương bị đau nhức, mỏi ở những xương dài. Toàn thân bị đau nhức như châm chích. Những vùng xương chịu sức nặng của cơ thể như thắt lưng, cột sống, xương chậu, đầu gối, xương hông bị đau nhiều nhất, sau chấn thương sẽ rất đau, nếu do tự phát thì cảm giác sẽ đau âm ỉ. Khi đi lại, vận động, đứng lâu, ngồi lâu sẽ có cảm thấy cơn đau tăng lên và ngược lại khi nằm nghỉ sẽ thuyên giảm.
  • Đau cột sống, đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích, đau dọc theo các dây thần kinh đùi, thần kinh liên sườn, thần kinh tọa. Khi hắt hơi, nín thở, ho, sổ mũi, cười to,... sẽ thấy cảm giác đau tăng lên. Đau cột sống thường kéo theo co cứng những cơ dọc cột sống, giật cơ khi bạn thay đổi tư thế. Khi nằm cảm giác sẽ dễ chịu hơn.
  • Loãng xương khiến cột sống bị biến dạng như còng lưng, gù, vẹo, chiều cao cơ thể bị giảm đi vài cm vì loãng xương khiến những đốt sống bị xẹp, lún hoặc gãy lún.
  • Khi bị đau quá nhiều khiến những cơ cạnh cột sống bị co cứng, làm cho người bệnh khó thực hiện được một số động tác như quay người, nghiêng người, cúi, ngửa,... Bệnh loãng xương nếu không được điều trị tích cực, xương sẽ ngày càng trở nên xốp và giòn. Vì thế, xương cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay... lúc này rất dễ gãy dù chỉ chịu các dư chấn nhẹ, đôi khi chỉ do đột ngột thay đổi tư thế hay hắt hơi mạnh. Thời gian liền xương sau chấn thương cũng lâu hơn, có thể dẫn đến khả năng thương tật vĩnh viễn cao.

vicare.vn-cach-nhan-biet-benh-loang-xuong-body-3

Do vậy, để ngăn ngừa loãng xương, cơ thể cần được cung cấp đủ canxi, trước tiên là từ các thực phẩm hàng ngày. Canxi có nhiều trong hải sản, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, bông cải xanh... Rau quả giàu magie và kali như cải xoăn, cải thìa, rau bó xôi... cũng góp phần lớn trong việc giúp bạn có một khung xương vững chắc.

Ở độ tuổi trung niên, nhất là phụ nữ trước và sau mãn kinh nên uống bổ sung thêm canxi vì đây là giai đoạn xương bị mất nhiều nhất. Việc lựa chọn các sản phẩm trên thị trường bạn cần xem xét kỹ nguồn gốc và nên chọn sản phẩm thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu và tốt hơn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, hãy năng vận động để xương được củng cố liên tục, tránh hút thuốc và hạn chế tối đa các loại đồ uống có cồn vì chúng là tác nhân gây loãng xương. Đặc biệt, bạn nên dành khoảng 15 phút mỗi ngày tiếp xúc với nắng sớm để cơ thể có đủ vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi cho cơ thể.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Hằng Hoàng