Buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Bà bầu cần chuẩn bị gì về sức khỏe và tinh thần để chào đón đứa con một cách tốt nhất? Liệu buồn nôn ở tháng cuối thai kì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi ? Hôm nay hãy cùng HoiBenh giải đáp những thắc mắc trên.
Buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Tháng cuối thai kì là một giai đoạn cực kì quan trọng với cả thai nhi và các bà bầu. Khi bước sang tuần thứ 35 của thai kì, cơ thể của bà bầu đã bắt đầu có những dấu hiệu sắp sinh và cơ thể của đứa bé cùng đã bắt đầu sẵn sàng bước ra một thế giới mới.
Nguyên nhân buồn nôn ở bà bầu mang thai tháng cuối
Tình trạng buồn nôn của bà bầu khi thai kì đã được 31 tuần, có thể xảy ra khi người mẹ đang có vấn đề về dạ dày. Vào những tháng cuối của thai kì khi thai nhi lớn và phát triển mạnh có thể làm cho tử cung chèn ép dạ dày, nhất là khi bà bầu đang có bệnh lí về dạ dày trước đó. Hoa mắt chóng mặt có thể gặp khi có dấu hiệu của hạ huyết áp, huyết áp thấp, thiếu máu khi mang thai. Hiện tượng co quắp chân tay là một dấu hiệu có thể xảy ra khi bị huyết áp thấp tụt huyết áp kèm theo hạ canxi máu.
Như vậy sẽ có nhiều ảnh hưởng không chỉ cho mẹ mà cho cả thai nhi nữa. Khi nôn ói và bị huyết áp thấp sẽ dẫn đến mất nước, cản trở vận chuyển máu cho thai, hoa mắt chóng mặt có thể làm cho bà bầu ngã gây tổn thương mẹ và bé trong bụng. Ảnh hưởng tới thị giác cho thai phụ. Có biểu hiện như vậy là sự thiếu hụt về dinh dưỡng và chăm sóc của mẹ trong một thời gian dài.
Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm?
Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai không có gì là trầm trọng vì vậy các mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên nên theo dõi nếu kèm theo các dấu hiệu khác đồng thời tình trạng có vẻ nặng hơn so với thông thường hoặc nếu các biện pháp khắc phục đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả, chóng mặt kéo dài, thường xuyên hoặc bị ngất, bạn cần đi khám bác sĩ.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.
Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, cần phải chú ý ngay lập tức.
Một số ít phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng, ói mửa xối xả, bị đi bị lại, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.
Một số cách giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai tháng cuối
Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, tốt hơn là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho... Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Hãy tạo thói ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Giảm buồn nôn khi mang thai bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ.
Phụ nữ mang thai, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh trong sạch. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay. Hàng ngày tận dụng cách ăn ít, ăn nhiều bữa, không để bụng đói. Bệnh ói mửa thì bị nặng hơn vào buổi sáng ngủ dậy, nếu điều kiện cho phép có thể ăn sáng và nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở trên giường rồi mới ra khỏi giường, hoặc trước khi ra khỏi giường ăn 1 chút, làm như vậy đều có thể giảm buồn nôn khi mang thai.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Đau vùng kín khi mang thai 7 tháng
- Đau rát vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân tại sao?