Bị cứng vú và đau khi cai sữa cho bé có phải dấu hiệu bị áp xe vú không?
Áp xe vú theo ý kiến của bác sĩ là tình trạng viêm ( bị sưng và đỏ) tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Có nhiều người thắc mắc: bị cứng vú và đau khi cai sữa cho bé có phải là áp xe vú không?
Bị cứng vú và đau khi cai sữa cho bé có phải dấu hiệu bị áp xe vú không?
Áp xe vú theo ý kiến của bác sĩ là tình trạng viêm ( bị sưng và đỏ) tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Có nhiều người thắc mắc: bị cứng vú và đau khi cai sữa cho bé có phải là áp xe vú không?
Những dấu hiệu thường gặp của áp xe vú
Thực tế thì các dấu hiệu của áp xe vú còn phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, vào giai đoạn bệnh và vào nhiều yếu tố khác.
Ở giai đoạn đầu của bệnh áp xe vú, một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy đó là cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài vú có thể vẫn bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc có thể trở nên nóng đỏ và sưng nếu như ổ viêm nằm ngay ở bề mặt tuyến vú.
Ở giai đoạn tạo thành áp xe vú, lúc này các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên. Các triệu chứng bao gồm như vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng, thậm chí bị sưng đỏ, bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn và bị ói,...
Biến chứng nặng nhất của bệnh là hoại tử vú với các biểu hiện như: hội chứng nhiễm khuẩn, bị nhiễm độc nặng với các biểu hiện như bệnh nhân tụt huyết áp, toàn thân bị suy sụp, vú bị sưng căng to, phù nề, phần da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay thậm chí bị hoại tử và hạch bạch huyết bị sưng đau.
Bị cứng vú và đau khi cai sữa cho bé có phải bị áp xe vú không?
Trong trường hợp sau khi cai sữa cho bé nhưng bà mẹ vẫn còn sữa thì trong thời kỳ đầu sẽ có hiện tượng căng tức ngực có thể đau thậm chí hơi sốt nữa. Với trường hợp này thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau hoặc có thể uống thuốc cắt sữa. Tuy nhiên nếu như có khối sưng, nóng, đỏ và đau ở vú thì có nhiều khả năng đó là khối áp xe, mẹ nên cân nhắc. Khi có những dấu hiệu này thì mẹ nên đi khám trực tiếp, làm siêu âm vú để có kết quả chuẩn xác nhất.
Bị áp xe vú khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất:
- Vú có vết đỏ, bị sưng hay bạn bị đau vùng ngực;
- Núm vú đột nhiên bị tụt vào trong hay có dịch chảy ra từ núm vú;
- Khi cho con bú cảm thấy đau.
Nếu có những dấu hiện như trên thì bạn hãy nhanh chóng đi khám. Việc chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn tránh thực hiện phẫu thuật bệnh áp xe vú sau này.
Những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh áp xe vú
Bệnh áp xe vú có nguy cơ xuất hiện ở người mẹ đang cho con bú khi:
- Mẹ cho con bú không đúng cách;
- Cho con bú không đủ số lần và không đủ thời gian khiến sữa bị tích tụ lại trong vú;
- Mẹ mặc áo ngực chật;
- Núm vú của mẹ bị trầy xước;
- Ống dẫn sữa bị tắc.
Phòng bệnh áp xe vú
- Trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên giữ gìn vệ sinh vùng vú thật sạch, cho bé bú đúng cách, không cho ngậm ti lâu. Tránh xây sát, ứ đọng sữa ở đầu núm vú.
- Tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm, hoa quả tươ. Không được thức khuya và làm việc quá sức.
Khám và điều trị áp xe vú ở đâu tại Hà Nội
Áp xe vú tuy không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng nếu như không biết cách điều trị thì sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới các mẹ bầu rất nhiều. HoiBenh khuyên bạn khi có những dấu hiệu của bệnh nên đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhất và được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất về bệnh.
Một số địa chỉ bệnh viện hay phòng khám dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn:
Khoa Sản phụ khoa - Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phòng Khám bệnh số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là phòng khám vệ tinh của bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có địa chỉ tại số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở y tế uy tín, được người dân toàn thành phố tin tưởng. Khi đến với phòng khám, khách hàng sẽ được khám chữa bệnh trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, phòng tiểu phẫu vô trùng ngăn chặn vi khuẩn sinh ra trong quá trình tiểu phẫu.
Máy móc khám bệnh tại đây cũng là những máy móc hiện đại tiên tiến nhất, đạt chuẩn quốc tế, được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thường xuyên bảo dưỡng và thay mới như Máy trị liệu BBT, công nghệ dao LEEP của Mỹ, máy chẩn đoán siêu thanh màu GE-LOGIQ3. Dụng cụ y tế trước chỉ sử dụng qua 1 lần, đảm bảo tránh cho bệnh nhân bị lây nhiễm bệnh từ người khác.
Thuốc tại phòng khám đều có quy trình quản lý nghiêm ngặt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá thành hợp lý. Đội ngũ bác sĩ ở đây đều giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm, đang giảng dạy tại trường Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3574 7788
Khoa Khám bệnh/ Khoa Khám theo yêu cầu - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng mắc nhiều các bệnh về phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội do lối sống không lành mạnh, quan hệ bừa bãi, nạo phá thai. Hệ quả của các bệnh này là ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu không được chữa trị sớm và kịp thời.
Phòng khám 56 Hai Bà Trưng là phòng khám do bệnh viện Phụ sản Trung ương mở, có chất lượng cao, uy tín, được người dân thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận tin tưởng. Phòng khám là cơ sở y tế chuyên về sức khỏe sinh sản với các dịch vụ như siêu âm thai, theo dõi tim thai, tầm soát dị thật thai.
Hiện nay tất cả các bác sĩ tại phòng khám đều là các bác sĩ khoa sản của bệnh viện, có trình độ trên đại học, chuyên môn sâu, nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài, tận tình chu đáo trong công việc, y đức tốt, làm việc nghiêm túc, đúng giờ, có lịch rõ ràng bác sĩ nào khám ngày nào như bác sĩ Phạm Thanh Hiền, Đặng Thị Minh Nguyệt, bác sĩ Hồng Minh, bác sĩ Cường.
Địa chỉ: Khoa Khám bệnh - 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa chỉ: Khoa Khám theo yêu cầu - 56 Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: 024 3825 2161
Khoa sản - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa phụ sản được thành lập từ năm 1929, sau này khi bệnh viện Bạch Mai mở rộng, khoa được bố trí ở khu A9 và tầng 1 khu A, bao gồm khu A1,A3,A5,A7 còn gọi là khu hộ sinh. Năm 1975 khoa có 50 giường bệnh, năm 2000 tăng lên 60 giường bệnh và hiện tại là 80 giường bệnh. Ngày nay khoa là một trong 3 trung tâm sản phụ khoa lớn nhất ở Hà nội cùng với Bệnh viện phụ sản trung ương và Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Khoa có nhiệm vụ và chức năng khám, hội chẩn và xử trí các trường hợp có thai kèm theo bệnh nội, ngoại khoa nằm rải rác tại các viện, khoa phòng trong bệnh viện; xử lý và giải quyết các bệnh nhân nặng liên quan đến chửa đẻ, phẫu thuật sản phụ khoa từ tuyến dưới chuyển đến; khám thai, theo dõi thai; siêu âm 2D, 4D, chẩn đoán trước sinh các dị tật bẩm sinh của thai nhi; tư vấn tiền sản; thực hiện các đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó và phẫu thuật mổ lấy thai, đẻ không đau; điều trị nội khoa các bệnh phụ khoa như rong kinh rong huyết, viêm nhiễm phụ khoa; phẫu thuật các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư sinh dục, chửa ngoài dạ con, sa sinh dục, phẫu thuật nội soi, cắt tử cung đường âm đạo; khám, tư vấn, điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và thực hiện các kỹ thuật trong điều trị vô sinh như IUI, chọc hút noãn, ICSI, IVF.
Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3869 3731
Khoa Sản – Bệnh viện Việt Pháp
Khoa Sản và Phụ khoa - Bệnh viện Việt Pháp - Hà Nội là chuyên khoa về sức khoẻ phụ nữ và các vấn đề liên quan tới bộ phận sinh sản nữ từ khi dậy thì cho đến hết cuộc đời. Khoa có hai lĩnh vực chủ yếu là: Dịch vụ thai sản và sinh trọn gói, bệnh phụ khoa . Khoa Sản phụ thường xuyên thăm khám và theo dõi thai sản. Khoa cũng đưa ra hai hình thức trọn gói: Dịch vụ thai sản trọn gói và sinh trọn gói để bạn có thể lựa chọn.
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3577 1100
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243 834 3181
Xem thêm:
- Mổ áp xe vú bao lâu thì khỏi?
- Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú