Bệnh động kinh có nên sinh con hay không?

Nhiều phụ nữ khi mắc bệnh động kinh thường băn khoăn không biết có nên sinh con không, và khi mang thai có gây nguy hiểm gì không? Để hiểu được vấn đề này HoiBenh mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Bệnh động kinh có nên sinh con hay không? Bệnh động kinh có nên sinh con hay không?

Nhiều phụ nữ khi mắc bệnh động kinh thường băn khoăn không biết có nên sinh con không và khi mang thai có gây nguy hiểm gì không? Để hiểu được vấn đề này HoiBenh mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

1. Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh, hay dân gian vẫn thường gọi là giật kinh phong, là một bệnh mạn tính với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời.

Động kinh là một bệnh do các nguyên nhân như di truyền, chấn thương sọ não, u não... Vì thế, cha mẹ khỏe cũng có thể sinh con bị động kinh. Và không phải cha mẹ bị động kinh là con có thể bị di truyền. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạnh, biểu hiện bằng những cơn co giật đột ngột, ngắn và lặp đi lặp lại.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến 12 tuổi và người lớn trên 65. Với một số dạng động kinh, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh vẫn có khả năng được chữa khỏi, người bệnh có thể hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

vicare.vn-benh-dong-kinh-co-nen-sinh-con-hay-khong-body-1

2. Nguyên nhân dẫn đến động kinh

Bệnh động kinh không có nguyên nhân rõ trong khoảng một nửa những người có bệnh. Trong nửa khác, tình trạng này có thể được truy nguồn từ nhiều yếu tố.

- Ảnh hưởng di truyền. Một số loại động kinh, được phân loại theo loại hình trong gia đình, có khả năng có ảnh hưởng di truyền. Các nhà nghiên cứu đã liên kết một số loại bệnh động kinh đến gen cụ thể, ước tính lên đến 500 gen có thể được gắn liền với tình trạng này. Đối với một số, gen chỉ là một phần của nguyên nhân, có thể làm một người nhạy cảm hơn với vấn đề môi trường gây ra cơn động kinh.

- Chấn thương đầu: Trong một tai nạn xe hơi hoặc chấn thương khác có thể gây động kinh.

- Rối loạn y tế: Sự kiện như đột quỵ hoặc đau tim dẫn đến thiệt hại cho não cũng có thể gây động kinh. Đột quỵ chịu trách nhiệm đến một nửa số trường hợp bệnh động kinh ở những người trên 65 tuổi.

- Bệnh thần kinh: Là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

- Bệnh như viêm màng não, AIDS và viêm não do virus có thể gây động kinh.

- Bị thương trước khi sinh: Thai nhi dễ bị tổn thương não do nhiễm trùng khi dinh dưỡng bà mẹ nghèo nàn hoặc thiếu oxy. Điều này có thể dẫn đến bại não ở trẻ em. Khoảng 20% các cơn động kinh ở trẻ em có liên quan với bệnh bại não hoặc các bất thường về thần kinh khác.

- Rối loạn phát triển: Bệnh động kinh có thể được kết hợp với rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như chứng tự kỷ và hội chứng Down.

vicare.vn-benh-dong-kinh-co-nen-sinh-con-hay-khong-body-2

3. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh động kinh

Bởi vì bệnh động kinh là do tế bào não hoạt động bất thường, động kinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ quá trình nào của bộ não. Một cơn động kinh có thể:

- Tạm nhầm lẫn

- Nhìn chằm chằm

- Không kiểm soát được giật cơ, chuyển động của cánh tay và chân

- Mất ý thức

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại động kinh. Trong hầu hết trường hợp, một người bị bệnh động kinh sẽ có xu hướng có cùng loại từng thời gian, do đó, các triệu chứng các cơn sẽ tương tự.

4. Bệnh động kinh có nên sinh con

Bác sĩ Lê Văn Tuấn, Bộ môn Thần kinh, Đại học Y dược TP HCM, cho biết, ông từng khám cho nhiều nữ bệnh nhân động kinh mà người “tháp tùng” là chồng hoặc người yêu của họ. Ngoài việc khám bệnh, họ còn nhờ bác sĩ tư vấn kế hoạch sinh em bé an toàn. Bác sĩ Tuấn khẳng định, phụ nữ mắc bệnh động kinh vẫn có thể lấy chồng, sinh con, dù căn bệnh sẽ gây một số khó khăn khi mang thai.

Bên cạnh đó, Bác sĩ Mạnh Thắng - Nguyên Trưởng khoa hệ thần kinh Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết, phụ nữ bị bệnh động kinh có thể lấy chồng nhưng việc sinh con thì cần phải cân nhắc một số vấn đề sau.

Trong quá trình mang thai, các thai phụ vẫn phải thường xuyên duy trì uống thuốc kháng động kinh là một điều kiện bất lợi. Nếu không kiểm soát được bệnh phụ nữ lên cơn co giật sẽ nguy hiểm cho thai nhi, dễ có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Thuốc kháng động kinh cũng ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ khuyết tật ngón tay, ngón chân, các bệnh tim... Trong lúc sinh, nếu phụ nữ lên cơn co giật sẽ rơi vào hiện tượng tiền sản giật, xuất huyết...

Trong thời gian mang thai, buộc phải ngừng sử dụng thuốc thì có thể ảnh hưởng tới tình trạng, chuyển biến của bệnh như vậy bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào hoặc dẫn tới tình trạng bệnh tình tồi tệ hơn.

Theo VnExpress, các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thụ thai của phụ nữ bị động kinh giảm so với người bình thường, chủ yếu do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có trứng, đa nang buồng trứng, có bất thường về hoóc môn. Tuy nhiên, khi đã thụ thai và được kiểm soát tốt, hơn 90% phụ nữ bị bệnh này đều sinh em bé bình thường và khoẻ mạnh. 10% còn lại có thể gặp các nguy cơ như chảy máu tử cung, thai nhi bất thường, bị sẩy thai hoặc thai chấn thương, tử vong khi chào đời... do ảnh hưởng của thuốc chống động kinh.

Để giảm các nguy cơ trên, các thai phụ bị động kinh cần biết cách chăm sóc bản thân. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước và trong khi mang thai để kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc đang dùng, cũng như phát hiện và xử lý những bất thường có thể xảy ra. Hàng tháng, nên báo cáo cho bác sĩ diễn biến những cơn co giật.

vicare.vn-benh-dong-kinh-co-nen-sinh-con-hay-khong-body-3

5. Người bị động kinh khi mang thai nên lưu ý

Trong trường hợp người bị bệnh động kinh muốn mang thai hoặc có thai ngoài dự kiến thì thai phụ cần lưu ý những vẫn đề sau:

Tự chăm sóc bản thân

Cần đi khám bác sĩ thần kinh trước khi mang thai và khi đã có thai nhằm kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc cần thiết khi thai nhi lớn dần.

Những phụ nữ bị động kinh trước và trong khi mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ acid follic và các vitamin. Vì vitamin cũng không kém phần quan trọng, nó giúp acid folic chuyển hóa nhanh, có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ bảo đảm rằng bạn lên cân đúng mức vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi.

Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffein, ma túy... Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các môi trường hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn và dung dịch lau nhà bếp...

Giảm stress

Trong khi đang mang thai, hãy cố gắng giảm căng thẳng. Nghỉ ngơi và ngủ nhiều, đồng thời tham gia các bài tập thể dục như đi bộ mỗi ngày. Nếu mức độ stress vẫn còn cao, bạn nên đến bác sĩ hay y tá để được tư vấn thêm về các kỹ thuật thư giãn.

Trước ngày sinh nở

Ở giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ nên thường xuyên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời trường hợp thai phụ có những dấu hiệu xấu về sức khỏe.

Ngoài ra, với những phụ nữ mắc bệnh động kinh, vào tháng cuối cùng khi mang thai, người mẹ cần dùng thêm vitamin K. Vì một số loại thuốc chống động kinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng trong não khi sinh.