Uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không?

Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh khá nguy hiểm khi có thể dẫn đến tai biến mạch máu não và thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế hoặc ngồi trên xe lăn suốt đời. Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những cách để điều trị bệnh cao huyết áp, vậy uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không?

Uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không? Uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không?

Bệnh cao huyết áp là một căn bệnh khá nguy hiểm khi có thể dẫn đến tai biến mạch máu não và thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế hoặc ngồi trên xe lăn suốt đời. Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những cách để điều trị bệnh cao huyết áp, vậy uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp

- Triệu chứng đầu tiên khi bị cao huyết áp đó là huyết áp của bệnh trên mức 180 / 110mmHg và kèm theo nhức đầu. Nhưng bạn cũng nên chú ý một điều rằng, triệu chứng đau đầu thường sẽ không xuất hiện trong trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Theo các bác sĩ thì những cơn đau đầu chỉ xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ác tính.

- Chảy máu mũi: chảy máu mũi là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi thấy huyết áp vừa tăng cao vừa đột ngột bị chảy máu mũi nhiều và máu khó ngừng chảy, thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được kiểm tra huyết áp, và được tiến hành điều trị bệnh kịp thời.

- Bạn cũng sẽ thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc là bị xuất huyết kết mạc. Theo các bác sĩ thì đây cũng có thể là dấu hiệu của những người đang bị bệnh huyết áp cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.

- Ngoài ra, bạn sẽ thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: theo các bác sĩ thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng gây ra.

- Bạn sẽ thấy buồn nôn và nôn. Nhưng những triệu chứng này còn liên quan đến một số những bệnh lý khác. Vì vậy bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như: mắt nhìn không rõ, nhìn mờ hay là khó thở.

vicare.vn-uong-thuoc-ha-huyet-ap-thuong-xuyen-co-hai-khong-body-1

Uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên có hại không?

Với những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp thì phải uống thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý ngưng thuốc khi thấy khỏe hoặc khi thấy huyết áp đã ổn định sau một thời gian dài dùng thuốc vì dễ dẫn đến tai biến mạch máu não vì huyết áp của cơ thể bất ngờ tăng cao do cơ thể bị thiếu thuốc.

- Bệnh nhân tuyệt đối không sốt ruột mà tăng liều lượng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Các nhà nghiên cứu ở Ontario sau khi đánh giá 300.000 hồ sơ bệnh lý thì đã phát hiện ra có đến 1.500 ca bệnh có sự chấn thương trầm trọng, từ bị gãy cổ xương đùi cho đến thậm chí bị tổn thương sọ não. Nguyên nhân là vì bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp quá liều cần thiết nên đã bị té ngã do chóng mặt khi bệnh nhân thay đổi tư thế.

- Những người bệnh cao huyết áp khi dùng thuốc lần đầu cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ để hướng bệnh nhân về cách đo huyết áp ở nhà để có thể tự theo dõi bệnh tình của mình.

vicare.vn-uong-thuoc-ha-huyet-ap-thuong-xuyen-co-hai-khong-body-2

Uống thuốc hạ huyết áp vào lúc nào?

Thông thường thì cứ 1 viên thuốc hạ huyết áp sau khi uống thì khoảng 1 giờ sau mới có thể phát huy được tác dụng hạ huyết áp và sau đó có tác động trị liệu ở mức tối đa vào khoảng từ 4 – 15 giờ sau khi uống thuốc xong.

Sau khoảng thời gian có tác dụng trị liệu thì tác động của thuốc bắt đầu giảm, cho đến khi bạn cần 1 liều thuốc kế tiếp. Bên cạnh đó, cũng có một số loại dược phẩm trị cao huyết áp thường được uống vào giờ ngủ vì thuốc có tác dụng phụ là gây xây xẩm. Sau thời gian cơ thể hấp thu thuốc, nó có tác dụng hạ huyết áp vào những giờ đầu vào buổi sáng ngày hôm sau. Chính vì vậy mà thời điểm tốt nhất để uống thuốc hạ huyết áp là thời điểm thích ứng nhất với lối sống của bản thân bạn. Khi muốn thay đổi thời điểm uống thuốc bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Như vậy, uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên theo sự chỉ định của bác sĩ không có hại. Ngược lại nếu bạn tự ý ngừng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, khi có bất cứ sự bất thường nào từ việc dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới quyết định.

Xem thêm:

  • Giúp hạ huyết áp an toàn từ 5 loại thảo mộc đơn giản
  • 6 cách giúp hạ huyết áp nhờ giảm cân và ngủ đúng cách