Trả lời câu hỏi bệnh chân tay miệng có bị ngứa không?
Chân tay miệng là căn bệnh xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em hiện nay. Hiện tượng bệnh ở những đối tượng khác nhau là khác nhau. Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh chân tay miệng có bị ngứa không? Hãy cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc này nhé!
Trả lời câu hỏi bệnh chân tay miệng có bị ngứa không?
Chân tay miệng là căn bệnh xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em hiện nay. Hiện tượng bệnh ở những đối tượng khác nhau là khác nhau. Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh chân tay miệng có bị ngứa không? Hãy cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc này nhé!
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác và rất dễ dàng gây thành dịch do vi rút đường ruột Picornaviridae gây ra.
Bệnh chân tay miệng có bị ngứa không?
Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện rất phổ biến ở nhũ nhi và trẻ em với những triệu chứng không giống nhau. Nhưng nhìn chung, đặc trưng của bệnh là trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, biếng ăn kèm theo đau họng và nổi những chấm ban có bọng nước. Khi đi khám sẽ phát hiện ra các chấm đỏ nhỏ, sau đó biến thành các bọng nước và dần dà dẫn có thể dẫn đến viêm loét. Các tổn thương này bạn có thể thấy ở nướu, lưỡi hay bên trong má.
Bệnh tay chân miệng có ngứa không? Thực tế, những vết ban khi xuất hiện trên da (lòng bàn tay, lòng bàn chân) từ 1 - 2 ngày sẽ không gây ngứa. Nếu bạn phát hiện con mình có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát khó chịu thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng vết thương do chăm sóc không cẩn thận. Do đó, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nổi các vết ban ở da, đặc biệt khu vực bàn tay, bàn chân, khuỷh tay,...thì bạn cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ nhầm tưởng bệnh tay chân miệng chỉ là viêm loét miệng bình thường nên chủ quan, sai lầm và nhận lấy những hậu quả đáng tiếc.Làm gì khi bị bệnh chân tay miệng?
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, nổi các vết ban nhỏ, bạn có thể pha một ít nước chanh muối mật ong vào cho trẻ uống. Đây được xem là hai loại thảo dược có tác dụng sát khuẩn và tiêu diệt vi rút gây bệnh rất tốt. Hoặc, bạn có thể lấy một nắm nhỏ bạc hà đun sôi với một ít nước, gạn lấy nước cho trẻ uống. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tìm cách điều trị phù hợp.
Nếu thấy trẻ sốt cao ở nhiệt độ hơn 39 độ C với các triệu chứng đi kèm như khó ngủ, quấy khóc, bứt rứt khó chịu hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng bị giật mình và dơ hai tay lên thì ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Bởi rất có thể đây là những biến chứng do bệnh tay chân miệng gây nên. Tuyệt đối không nên chủ quan, khiến bệnh trở nặng hơn như run chi, trợn mắt, co giật,...thì nguy cơ dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, phù phổ là rất cao.
Một số lưu ý khi điều trị chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng có ngứa không phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của gia đình.Vì bệnh chân tay miệng rất dễ bị lây lan nên khi trẻ mắc phải căn bệnh này, chị em cần hết sức lưu ý việc chăm sóc và bảo vệ trẻ.
Chế độ ăn uống
- Lựa chọn các loại thức ăn mềm, mịn để tạo cảm giác dễ chịu khi ăn. Ví dụ như cháo nhuyễn, súp hầm thật chín, bột dinh dưỡng, sữa chua, phô mai,...
- Nếu trẻ biến ăn, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để đảm bảo cho cơ thể được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nên dùng các loại thìa nhỏ, không cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở miệng, lưỡi.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, C, E,...
- Nếu trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, bạn vẫn cho con bú bình thường không nên dừng.Chế độ vệ sinh
- Hằng ngày nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng.
- Thường xuyên nhắc nhở trẻ phải rửa tay chân sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Nên ngâm quần áo, tã lót của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
- Nên ngâm các đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly uống nước, muỗng, chén,...vào nước sôi và chỉ dùng riêng biệt cho trẻ.
- Tuyệt đối không được châm chích các bọng nước vì sẽ rất dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Chế độ sinh hoạt
- Có thể cho trẻ nghỉ học khoảng 7 - 10 ngày để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.
- Nếu trong gia đình có nhiều trẻ, bạn nên cách ly một thời gian trẻ đang bị bệnh với các bé khác.
- Cần giữ căn phòng nơi trẻ sinh hoạt được thoáng mát, rộng rãi không được bí bách, ngột ngạt.
- Người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh sạch sẽ đôi tay, tránh trường hợp lây nhiễm bệnh cho các đối tượng khác.
Với những thông tin trên đây, bạn có thể trả lời cho câu hỏi bệnh chân tay miệng có bị ngứa không. Hãy chăm sóc trẻ một cách khoa học, cẩn thận và hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này nhé!Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.