Thủ tục và quy trình phá thai tại bệnh viện
Khi quyết định phá thai, bên cạnh chi phí và địa chỉ thì các thủ tục và quy trình phá thai cũng là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm. Vậy, làm thủ tục phá thai và quy trình phá thai như thế nào? Các chị em hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.
Thủ tục và quy trình phá thai tại bệnh viện
Khi quyết định phá thai, bên cạnh chi phí và địa chỉ thì các thủ tục và quy trình phá thai cũng là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm. Vậy, làm thủ tục phá thai và quy trình phá thai như thế nào? Các chị em hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Thủ tục phá thai tại bệnh viện
Như các bác sĩ sản khoa chia sẻ, dù phá thai ở bệnh viện hay tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên sản khoa thì bạn cũng phải làm các thủ tục phá thai và quy trình phá thai tương tự nhau, cụ thể như sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân và điền đầy đủ các thông tin cá nhân như họ và tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp,...vào giấy đăng ký.
- Các thai phụ sẽ phải xếp hàng để lấy số thứ tự, nộp viện phí và lấy biên lai tại quầy thu ngân.
- Cuối cùng, trước khi thực hiện phương pháp phá thai, các chị em cần ký vào giấy cam kết tự nguyện phá thai.
Thủ tục phá thai khá đơn giản và các thông tin cá nhân đều được bảo mật nghiêm ngặt nên các thai phụ không cần quá lo lắng khi quyết định phá thai tại bệnh viện hay bất kỳ cơ sở y tế nào.2. Quy trình phá thai tại bệnh viện
Hoàn thành thủ tục
Hoàn thành tất các thủ tục phá thai cơ bản là bước đầu tiên trong quy trình phá thai. Sau đó, thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn về các triệu chứng, rủi ro hay các biến chứng thường gặp trong khi phá thai và sau khi đình chỉ thai kỳ.
Kiểm tra sức khỏe
Nếu bạn quyết định phá thai, bạn sẽ tiến hành việc thăm khám sức khỏe tổng quát bao gồm các bước xét nghiệm kiểm tra âm đạo, siêu âm và xét nghiệm máu,... Việc xét nghiệm nhằm xác định vị trí, kích thước và độ tuổi của thai cũng như phát hiện các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở người mẹ.
Trong trường hợp thai phụ bị viêm phụ khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêu viêm để đảm bảo an toàn trong quá trình đình chỉ thai kỳ.
Vệ sinh và giảm đau
Việc sát khuẩn bên trong và bên ngoài vùng kín của thai phụ giúp giảm thiểu các rủi ro và viêm nhiễm phụ khoa có thể phát sinh trong quá trình phá thai và sau khi phá thai.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu các cơn đau trong khi phá thai cho thai phụ, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cũng như giảm đau toàn thân. Tùy vào phương pháp phá thai mà các bác sĩ sẽ gây tê tĩnh mạch hoặc gây tê cạnh cổ tử cung.
Tiến hành phá thai
Sau khi hoàn tất bước kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phá thai thích hợp cho thai phụ. Hiện nay, có nhiều phương pháp phá thai được áp dụng như phương pháp phá thai bằng thuốc khi thai nhi không quá 49 ngày tuổi, phương pháp nạo hút thai khi thai từ 8 đến 12 tuần tuổi và phương pháp phá thai nong và gắp thai nhi ra ngoài khi thai từ 13 đến 18 tuần tuổi.
Vệ sinh và chăm sóc sau thủ thuật
Sau khi nạo phá thai, thai phụ sẽ được vệ sinh sạch sẽ vùng kín và đưa ra phòng hồi sức. Sau khi phá thai, thai phụ sẽ được các nhân viên y tế theo dõi nhịp tim và huyết áp trong khoảng 30 phút/lần, và nếu không có gì bất thường thì các chị em có thể ra về.
Sau khi phá thai, các chị em cần lưu ý khi cơ thể có các bất thường như âm đạo ra máu ồ ạt kéo dài, vùng bụng đau dữ dội, choáng váng,... thì cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời xử lý.Những cơ sở thực hiện phá thai tại Hà Nội
Bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế thực hiện đình chỉ thai như sau:
Các bệnh viện phụ sản
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện phụ sản Trung ương
Các khoa phụ sản, sản nhi của các bệnh viện khác
- Bệnh viện 108
- Viện 103
- Bệnh viện Xây dựng
- Bệnh viện Bạch Mai
Các phòng khám thực chuyên về sản phụ khoa như
- Phòng khám đa khoa Bảo Anh tại 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội...