Thoát vị đĩa đệm độ 2 là như thế nào?
Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến trong nhóm bệnh lý về cột sống. Tuy nhiên nhiều người lại chưa trang bị cho mình những kiến cần biết về căn bệnh để có liệu trình chữa trị phù hợp, đặc biệt là khi bệnh tiến triển lên độ 2. Vậy thoát vị đĩa đệm độ 2 là như thế nào, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Thoát vị đĩa đệm độ 2 là như thế nào?
Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến trong nhóm bệnh lý về cột sống. Tuy nhiên nhiều người lại chưa trang bị cho mình những kiến cần biết về căn bệnh để có liệu trình chữa trị phù hợp, đặc biệt là khi bệnh tiến triển lên độ 2. Vậy thoát vị đĩa đệm độ 2 là như thế nào, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống trên xương sống con người, gồm mâm sụn, vòng xơ và nhân nhầy, có tác dụng giảm xóc giúp những vận động của cơ thể trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm
xảy ra khi nhân nhầy thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Nói cách khác, tức là đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm, nhưng hay gặp nhất là vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nếu ở vùng thắt lưng, rễ dây thần kinh tọa sẽ bị đè ép gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (đau thần kinh tọa). Nếu là vùng cột sống cổ sẽ gây đau cổ và vai gáy, rễ thần kinh cánh tay bị chèn ép sẽ có thêm hiện tượng tê tay.
Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì khả năng điều trị khỏi dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bênh tiến triển nặng sẽ chèn ép dây thần kinh, gây đau đớn khi hoạt động và lan ra các bộ phận khác.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm?
Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, những người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng ngồi nhiều.
Có rất nhiều nguyên nhân gây áp lực lên cột sống và làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm,trong đó có một số nguyên nhân điển hình:
– Chấn thương cột sống: do lao động quá sức, nâng vác vật nặng ở tư thế không phù hợp, ngồi sai tư thế.
– Do tuổi tác: Người từ 30-60 tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất, do khi tuổi càng cao, đĩa đệm mất dần nước và trở nên khô khiến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa, bên trong nhân nhầy sẽ phình ra và vỡ.
– Do bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống, bẩm sinh bị như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống...
– Do tai nạn hoặc chấn thương cột sống , thừa cân, béo phì, ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích hoặc di truyền từ bố mẹ sang con.
Thoát vị đĩa đệm như nào được gọi là độ 2?
Thoát vị đĩa đệm độ 2 là 1 trong 4 giai đoạn phát triển bệnh, là giai đoạn tiến triển của bệnh sau giai đoạn khởi phát:
Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau, người bệnh sẽ có những triệu chứng nhức mỏi ở vùng bị bệnh nhưng thể hiện không rõ.
Giai đoạn 2: Sau khi phần nhân ở giai đoạn độ 1 không được điều trị để trở về vị trí bình thường sẽ dẫn tới vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy sẽ ra ngoài và tạo thành ổ lồi khu trú.
Lúc này, cảm giác đau lưng cục bộ sẽ xuất hiện, có khi kèm theo hiện tượng tê tay, chân, vận động nhanh bị tê mỏi hơn so với bình thường do phần nhân nhầy tác động tới dây thân kinh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm độ 2 ít nguy hiểm nhưng không được chủ quan
Thoát vị đĩa đệm độ 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh, tương đối dễ điều trị hơn so với giai đoạn 3 và 4. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trong giai đoạn này lại chủ quan trong điều trị khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn và trở nên khó chữa, kéo dài thời gian điều trị, tiêu tốn không ít tiền của và sức lực người bệnh.
Sau khi đánh giá tình trạng thoát vị đĩa đệm của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình riêng biệt và phù hợp dành cho bệnh nhân.
Những phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm độ 2 (không cần can thiệp bằng phẫu thuật) thường là:
- Điều trị bằng các thuốc kháng sinh như paracetamol...
- Điều trị bằng vật lý trị liệu nhằm cải thiện tình trạng thoát vị của bệnh nhân.
- Trong trường hợp các can thiệp ngoại khoa không đem lại những hiệu quả như mong muốn sẽ tiến hành điều trị bằng kỹ thuật tiêm thấm các dẫn xuất của cortisone.
Lời khuyên của chuyên gia
- Đối với người bị thoát vị đĩa đệm độ 2, bệnh có mức độ điều trị tương đối khả quan, khả năng điều trị và tỷ lệ thành công cao. Giai đoạn này người bệnh cần chú ý điều trị tích cực, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần áp dụng các chế độ dinh dưỡng thích hợp và khoa học. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt và làm việc cho hợp lý. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian điều trị.
- Đối với những người chưa bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý cách phòng tránh bệnh:
Sống lành mạnh: duy trì chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì cân nặng bình thường, thường xuyên tập thể dục rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc.
Hạn chế nguy cơ gây chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài.
Giữ gìn tư thế cột sống đúng hằng ngày: Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, chống tật gù vẹo cột sống. Người lớn khi vác vật nặng không để vặn cột sống, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
Nếu phải ngồi lâu, nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ, hoặc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Nên dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống, hạn chế đi giày quá cao..
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có những biện pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình và người thân trong thời gian tới.