Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những căn bệnh rất thường gặp ngày nay, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những căn bệnh rất thường gặp ngày nay, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của người bệnh. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem những biểu hiện, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Hầu hết mọi người đều từng nghe nói tới chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng không rõ cụ thể khái niệm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào. Theo báo Sức Khoẻ Đời Sống, cột sống bao gồm 33 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống (từ C1 tới C7) là thuộc về cột sống cổ. Giữa các đốt sống này có đĩa đệm, đĩa đệm gồm 3 thành phần chính là mỏm sụn, vòng sợi và nhân nhầy, có cấu trúc dạng thớ sợi chắc và xếp theo hình vòng tâm, bên trong có chứa nhân keo (tức nhân nhầy đĩa đệm). Nhờ khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị nén nên đĩa đệm có vai trò giảm chấn động tới thân đốt sống. Do đó, đĩa đệm thường được ví như một bộ phận có công dụng “giảm xóc”, giúp cơ thể đi lại, hoạt động uyển chuyển nhịp nhàng, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương do các hoạt động chạy nhảy, vận động hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi phần nhân keo của đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép lên tuỷ sống, rễ thần kinh. Nói cách khác, đó là tình trạng khi đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi phần giữa các đốt sống - vị trí bình thường của nó khiến bệnh nhân bị đau nhức phần vai, gáy gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Biểu hiện, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào?
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng vai, gáy, cổ. Lâu ngày, các cơn đau sẽ lan dần xuống vùng cánh tay và bàn tay gây tê mỏi, hoạt động và cử động yếu hơn bình thường. Đó là khi bệnh khởi phát từ từ, diễn biến từng đợt song cũng có nhiều trường hợp, bệnh khởi phát đột ngột sau một sang chấn cúi hoặc do ưỡn cột sống cổ quá mức. Tuỳ thuộc vào vị trí bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào mà bệnh sẽ có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
Đau
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh có thể đau ở vùng vai gáy hoặc cổ rồi lan dần lên chẩm. Vùng cổ có cảm giác đau rát, đau nông do rễ thần kinh chi phối hoặc vùng vai gáy bị đau cơ. Người bệnh càng vận động cột sống cổ thì càng thấy đau.
Đau vai gáy cấp tính hoặc vẹo cổ cấp
Sau khi ngủ dậy, người bệnh thường cảm thấy đau một bên ở vùng vai gáy, cơn đau tăng khi ho hoặc hắt hơi. Nguyên nhân là do bị lạnh hoặc lao động nặng dẫn tới tình trạng co cứng cơ đột ngột. Bệnh có thể khỏi sau một vài ngày nhưng rất dễ tái phát.
Đau vai gáy mạn tính
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thấy đau âm ỉ, cơn đau khi tăng khi giảm ở vùng vai gáy. Hạn chế vận động cột sống cổ mỗi khi xoay, nghiêng, duỗi, gấp, trong lúc vận động cổ đôi khi có thể nghe thấy tiếng lạo xạo.
Khi ấn vào mỏm vai cột sống cổ thấy rất đau, có điểm đau ở cạnh cột sống cổ và cảm giác co cứng cơ cạnh cột sống. Khi thực hiện một số động tác như nâng cao vai bên đau hơn bên lành, nghiêng đầu về một bên thấy giảm đau; khi vừa ấn đầu bệnh nhân xuống vừa xoay nghiêng cổ, ngửa hoặc cúi thì thấy đau hơn. Tầm vận động của vùng cột sống cổ bị hạn chế.
Hội chứng rễ thần kinh cổ
Tất cả những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đều gặp phải hội chứng rễ thần kinh cổ. Theo đó, bệnh nhân bị đau vùng gáy và cơn đau lan theo vị trí do rễ thần kinh chi phối, thường chỉ đau một bên. Tuy vào vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào và rễ thần kinh chi phối tới đâu mà cơn đau có thể lan tới mỏm vai rồi cánh tay và cẳng tay, sau đó là ngón tay hoặc thậm chí là vùng ngực trước tim. Đồng thời, bệnh nhân có biểu hiện yếu cơ delta, cơ bàn tay, cơ gấp ngón tay, cơ duỗi ngón tay, cơ nhịp đầu cánh tay,...
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?
Ban đầu, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chỉ gây ra những cơn đau nhức vai gáy nên người bệnh hay coi thường và có thái độ chủ quan, không tìm cách điều trị ngay lập tức. Chính vì vậy, bệnh để lâu và càng để lâu thì càng gây ra những biến chứng khó lường, khó chữa trị dứt điểm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khi để lâu sẽ làm gia tăng những cơn đau nhức, cơn đau dữ dội thường xảy ra hơi, khi cúi, hắt hơi, ho cũng có thể gây đau. Vùng cánh tay bắt đầu bị tê nhức và dần mất cảm giác, hoạt động cầm nắm và vận động yếu hơn. Nếu sau vài tháng mà vẫn không được điều trị, tình trạng này sẽ diễn tiến nặng hơn và có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ, bại liệt vĩnh viễn.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như thế nào?
Điều trị nội khoa (điều trị bảo tồn)
- Bệnh nhân phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong ít nhất 2 tuần để loại bỏ những yếu tố gây đau có tính cơ học.
- Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm và thuốc giãn cơ không steroid. Nếu đau nhiều, bệnh nhân có thể dùng biệt dược có thuốc phiện hoặc corticoid theo chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp với phương pháp giảm đau như kéo dãn cột sống, vật lý trị liệu.
Khi quá trình điều trị nội khoa đã có hiệu quả, cần củng cố kết quả bằng cách hướng dẫn bệnh nhân giữ gìn cột sống của họ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần tránh những môn thể thao nặng, có thể gây sang chấn dồn ép cột sống như nhảy, chạy,... Tốt nhất là nên tập bơi bởi đa phần các trường hợp bệnh đều ổn định theo cách điều trị này.
Điều trị ngoại khoa
Theo VnExpress, nếu được mổ đúng chỉ định, kết quả khỏi của bệnh nhân có thể đạt 80 – 90%. Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được khám và tư vấn nếu:
- Cơn đau tái diễn nhiều lần và việc điều trị nội khoa thất bại.
- Thoát vị đĩa đệm đặc biệt cấp tính: Rối loạn cơ trơn, liệt thần kinh, đau dữ dội,...
Các lưu ý khác
Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi và tích cực ăn những thực phẩm giàu canxi như tỏi tây, súp lơ xanh, kiwi, chuối, hàu, cải chíp, cua biển,... Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ nhẹ nhàng, tập vận động cổ bằng cách xoay nhẹ cổ.
Nhìn chung, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khá phổ biến, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của họ. Do vậy, mỗi người nên nắm được những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào để sớm đi khám nhằm phát hiện và xác định tình trạng bệnh kịp thời, từ đó chuẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị phù hợp.