Tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không?

Những người bị chứng run tay hoặc co cứng cơ tay thường không thể cầm nổi bút, viết chữ nguệch ngoạc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập. Vậy tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này trong bài viết sau đây.

Tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không? Tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không?

Những người bị chứng run tay hoặc co cứng cơ tay thường khó vận động bằng tay, không thể cầm nổi bút, viết chữ nguệch ngoạc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập. Cũng vì lý do này mà không ít người quan tâm đến cách điều trị chứng co cứng cơ tay và có chung câu hỏi: Tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây co cứng cơ

Rất nhiều người cho biết họ vô cùng khổ sở vì tay bị run do cứng cơ, khiến các cơ ngón tay, cẳng tay và bàn tay bị co thắt, khó thả lỏng trong quá trình viết. Do đó, khi họ càng cố gắng viết thì chữ lại càng xấu hơn, thậm chí không thể dịch được, đôi khi bàn tay còn giật và run lên không theo điều khiển.

Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa tìm ra lời giải thích chắc chắn nào cho hiện tượng co cứng cơ tay xong chúng có thể xuất phát từ những rối loạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh do não bộ phát ra, khiến cơ tay co cứng, khó thư giãn và nới lỏng.

Hầu hết các trường hợp tay bị run do cứng cơ không viết được chữ chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, đây có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc; do di chứng sau cơn đột quỵ hoặc khối u trong não; do thiếu hụt một số khoáng chất như natri, canxi, kali,...

vicare.vn-tay-bi-run-do-cung-co-khong-viet-duoc-chu-co-lam-phau-thuat-duoc-khong-body-1

Triệu chứng của hiện tượng co cứng cơ

Đặc trưng của chứng co cứng cơ ra run tư thế, nghĩa là run khi vận động và thường xảy ra nhiều nhất với bàn tay, ngón tay, cánh tay hoặc đôi khi là mí mắt, đầu, các cơ khác nhưng rất hiếm khi xảy ra với chân, bàn chân. Có thể thấy rõ biểu hiện run và biên độ run do cứng cơ khi người bệnh duỗi thẳng 2 tay và để ngừa bàn tay hoặc đặt bàn tay lên một tờ giấy. Tình trạng này có thể tăng nặng hơn nếu bệnh nhân thường xuyên bị lo âu, mệt mỏi và sẽ hết khi họ nghỉ ngơi hoặc đang ngủ.

Các triệu chứng cụ thể của chứng co cứng cơ gồm:

  • Tay bị run do cứng cơ dẫn tới việc bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong quá trình uống nước, vẽ, viết và sử dụng những công cụ sinh hoạt thường ngày.
  • Giọng nói run ảnh hưởng tới đối thoại với người khác.
  • Đầu cũng có thể bị run ngang (kiểu lắc đầu) hoặc run dọc (kiểu gật đầu).

Đặc điểm của chứng co cứng cơ

  • Thường xảy ra khi bệnh nhân đang di chuyển, vận động, tập trung chú ý hoặc viết chữ.
  • Triệu chứng co cứng cơ có thể thuyên giảm hoặc biến mất trong một khoảng thời gian nào đó song thường diễn tiến nặng hơn theo độ tuổi.
  • Biểu hiện run tăng lên khi bệnh nhân bị stress, sử dụng một số loại thuốc và các chất chứa caffeine.
  • Ít khi xảy ra cùng lúc với cả 2 bên cơ thể.

Bệnh co cứng cơ diễn tiến khác nhau ở mỗi người, một số người có các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài suốt đời, một số khác lại bị run nhiều và tăng theo thời gian. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện như: Khó cầm được cốc, chén mà không làm đổ nước ra ngoài; nữ giới khó trang điểm, nam giới khó cạo râu; tay bị run do cứng cơ nên khó viết chữ, chữ viết có thể lớn dần và nghiêng ngả khó đọc; nói năng kém lưu loát; đi lại khó khăn; mất khả năng thực hiện những công việc đỏi hỏi đến kỹ năng vận động khéo léo như vẽ tranh, đánh đàn,...

Tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được không?

Theo các bác sĩ, bệnh nhân tay bị run do cứng cơ không viết được chữ có làm phẫu thuật được. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng nặng mà tất cả các loại thuốc điều trị đều không có hiệu quả.

Các biện pháp phẫu thuật hiện đang được sử dụng trên thế giới gồm: Phẫu thuật kích thích não sâu và mở đồi thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam kỹ thuật này còn rất hạn chế do chi phí cao và quá trình thực hiện phức tạp. Do dó, người bệnh bị run tay do cứng cơ ở giai đoạn nhẹ có thể tham khảo một số cách điều trị khác không cần phẫu thuật.

vicare.vn-tay-bi-run-do-cung-co-khong-viet-duoc-chu-co-lam-phau-thuat-duoc-khong-body-2

Một số cách điều trị chứng co cứng cơ không dùng phẫu thuật

Chứng tay bị run do cứng cơ có thể không cần điều trị trừ khi biểu hiện run ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống thường ngày. Hiện nay, việc điều trị chứng co cứng cơ chủ yếu là sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với chế độ chăm sóc phù hợp.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc có thể làm thuyên giảm triệu chứng co cứng cơ được sử dụng phổ biến nhất là:

- Thuốc chống co giật: Thường là thuốc dùng để điều trị động kinh, làm giảm các triệu chứng run giật.

- Thuốc chẹn beta giao cảm (tên thuốc thường có đuôi “ol”): Chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị hen, tiểu đường phụ thuộc insulin, có block nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3.

Tuy nhiên, các loại thuốc làm giảm hiện tượng tay bị run do cứng cơ có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

- Thuốc chống co giật dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng và thực hiện những động tác phối hợp.

- Thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây nghẹt mũi, mệt mỏi, chậm nhịp tim, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các cơn hen suyễn.

Một số loại thuốc khác làm giảm chứng tay run giật gồm: Thuốc chống động kinh, thuốc an thần nhẹ, thuốc chẹn kênh canxi, hoạt chất gây liệt thần kinh cơ được tiêm vào phần tay bị run do cứng co để giãn cơ tại chỗ, làm giảm các triệu chứng.

Nếu biểu hiện run ngày càng tồi tệ hơn dù đã dùng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc tư vấn xem có nên tiếp tục sử dụng hay nên ngừng sử dùng, hoặc chuyển sang loại thuốc khác. Bệnh nhân luôn phải ghi nhớ nguyên tắc không bao giờ được tự ý ngừng thuốc hoặc đổi thuốc trong quá trình điều trị.

Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên

Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong 2 loại thảo dược truyền thống là câu đằng và thiên ma có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng tay bị run do cứng cơ nhờ tác dụng trấn tĩnh, an thần, ổn định tính dẫn truyền. Đồng thời, chúng còn đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp cân bằng và điều chỉnh lại những rối loạn chức năng của não bộ.

Đây cũng được đánh giá là giải pháp tự nhiên và hữu hiệu với bệnh co cứng cơ hoặc một số bệnh run khác do rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson,...

vicare.vn-tay-bi-run-do-cung-co-khong-viet-duoc-chu-co-lam-phau-thuat-duoc-khong-body-3

Các biện pháp khác giúp người tay bị run do cứng cơ dễ viết hơn

  • Ngủ đủ giấc.
  • Tránh dùng caffeine vì chất này kích thích cơ thể sản sinh adrenalin, khiến biểu hiện run nặng hơn.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tập thể dục: Bệnh nhân co cứng cơ có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn một số bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Chẳng hạn bệnh nhân có thể múa quyền, đi bộ, buộc quả tạ nặng 0,5 – 1kg vào cổ tay để tập nâng lên nâng xuống,...
  • Dùng bút chì hoặc bút bi có thêm 1 nắp lớn hơn để cải thiện nét chữ.
  • Thả lỏng tay hơn khi viết: Điều này rất quan trọng bởi khi tay bị run do cứng co, nhiều người có xu hướng gồng sức và tập trung cao độ vào việc cầm bút viết chữ. Tuy nhiên, hành động này vô tình khiến các dây thần kinh càng căng thẳng và khó kiểm soát hơn. Do vậy, bệnh nhân nên thư giãn thoải mái bằng cách hít sâu thở nhẹ, massage nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút trước khi viết chữ.
  • Viết chậm, viết ít hơn, viết chữ to hơn giống như trẻ đang tập viết.
  • Nếu trong trường hợp tay bị run do cứng cơ quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể thay thế việc cầm bút viết chữ bằng cách sử dụng máy tính để ghi chép, soạn thảo văn bản. Đặc biệt, hiện có rất nhiều loại máy tính có chức năng thông minh giúp nhận diện và chuyển đổi giọng nói thành văn bản, không yêu cầu người dùng phải gõ phím như trước.

Tay bị run do cứng cơ nên khám ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ ... có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, chữa bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.

Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ...phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.

Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.

Điện thoại: 0243 5747 788

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

vicare.vn-tay-bi-run-do-cung-co-khong-viet-duoc-chu-co-lam-phau-thuat-duoc-khong-body-4

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Bắc. Bệnh viện được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1951.

Bệnh viện có nhiệm vụ khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, bảo hiểm y tế quân, bảo hiểm y tế khác và các đối tượng dịch vụ; nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng. Đồng thời, bệnh viện cũng đào tạo sau đại học chuyên khoa I, chuyên khoa II, Tiến sỹ thuộc các chuyên ngành như Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt - Tạo hình, Gây mê - Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Và là cơ sở đầu ngành tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Camphuchia.

Điện thoại: 0695 55283

Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

0283 8554 269

215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh

vicare.vn-tay-bi-run-do-cung-co-khong-viet-duoc-chu-co-lam-phau-thuat-duoc-khong-body-5

Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền - Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện có 15 khoa phòng, 3 trung tâm được chia thành 3 khối lâm sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng. Bệnh viện có 263 viên chức trong đó 50% có trình độ sau đại học. Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về y học cổ truyền có uy tín trong cả nước.

Bệnh viện có 550 giường bệnh, có các khoa cận lâm sàng,khoa ngoại phụ, khoa Cơ xương khớp,khoa nội tổng hợp, khoa nội thần kinh, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học. Nhiều năm qua kể từ khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyển với y học hiện đại trong điều trị và dự phòng, bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển y học cổ truyền.

Ngoài công tác khám chữa bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh còn là cơ sở nghiên cứu khoa học về Y dược cổ truyền với nhiều công trình nghiên cứu cấp cơ sở, cấp thành phố và cấp Bộ Y tế. Nhiều kết quả nghiên cứu có hiệu quả cao được ứng dụng rộng rãi.

Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo liên tục về chuyên môn Y học cổ truyền với 7 mã số đào tạo do Bộ Y tế cấp. Đồng thời bệnh viện là cơ sở kết hợp Viện - Trường của Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh với sự hợp tác chặt chẽ trong công tác giảng dạy và điều trị của các giảng viên khoa Y học cổ truyền.

Điện thoại: 0283 9326 579

Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 7, Quận 3, Hồ Chí Minh

Minh Thùy