Tại sao lại có triệu chứng đau xương mu ở mẹ bầu khi mang thai
Đau xương mu ở mẹ bầu là triệu chứng rất phổ biến thường hay gặp trong giai đoạn mang thai. Chứng đau này tuy không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt.
Tại sao lại có triệu chứng đau xương mu ở mẹ bầu khi mang thai
Đau xương mu ở mẹ bầu là triệu chứng rất phổ biến thường hay gặp trong giai đoạn mang thai. Chứng đau này tuy không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Vì vậy, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu một số thông tin về chứng đau xương mu ở mẹ bầu sau đây để có thể phòng tránh nó một cách hiệu quả nhất.
Theo một số thống kê cho thấy có khoảng 1/300 mẹ bầu sẽ phải hứng chịu ít hay nhiều những biểu hiện đau liên quan đến các vùng xương chậu, xương mu, lưng, hông,... Triệu chứng đau xương mu ở mẹ bầu thường diễn ra vào khoảng 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
1. Nguyên nhân gây đau xương mu ở mẹ bầu khi mang thai
Ở cơ thể của phụ nữ, hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp này có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, do vậy, khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau vùng xương mu. Vùng xương mu có nhiệm vụ làm nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên khi mang thai. Vùng xương chậu của mẹ bầu khi mang thai sẽ giãn hết mức để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh nở sau này của các chị em. Do đó, sự chịu đựng của xương chậu sẽ yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy mà trong giai đoạn mang thai thường xuất hiện biểu hiện đau xương mu ở mẹ bầu.
Trong quá trình sinh hoạt, các mẹ bầu vận động nhiều, vùng xương mu phải chịu áp lực cao cũng gây đau xương mu ở mẹ bầu khi mang thai. Mức độ đau càng nhiều là do khi thai phụ chuyển động mạnh hoặc khi tử cung càng lớn.
Ngoài ra, do khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng nên khiến cho cột sống của chị em phải chịu đựng quá mức dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy (là cấu tạo dạng gel có chức năng hấp thụ lực nén lên cột sống đoạn thắt lưng, giúp duy trì chiều cao thân đốt sống cũng như tăng hấp thu nước vào phần đĩa đệm) thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống gây ra chứng thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm vùng chậu khiến vùng xương mu bị tổn thương gây đau vùng mu ở mẹ bầu.
2. Các triệu chứng đau xương mu ở bà bầu
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu nên chú ý một số biểu hiện, triệu chứng sau để kịp thời điều trị. Một số triệu chứng nhận biết khi bị đau xương mu ở mẹ bầu:
- Nếu thấy phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi thì đó có thể là báo hiệu của chứng đau xương mu.
- Mẹ bầu có cảm giác nhức nhối, hoặc đau và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng hoặc ở đáy xương chậu và phía sau của chân.
- Cảm thấy đau đầu gối, đôi khi còn có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân.
- Khi đưa một chân lên, mẹ bầu có cảm giác đau buốt hoặc khi đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người rất có thể điều đó báo hiệu chứng đau xương mu ở mẹ bầu.
- Triệu chứng đau nặng hơn khi về đêm, nhất là khi mẹ trở mình hay bước chân xuống giường.
- Ngoài ra, các chị em có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
- Đau xương mu ở mẹ bầu còn biểu hiện qua việc đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.
3. Những điều gì làm tăng nguy cơ đau xương mu ở mẹ bầu?
Có rất nhiều nguyên do có thể dẫn đến hiện tượng đau xương mu ở mẹ bầu trong thời gian mang thai.
- Có thể do mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
- Do mang đa thai hoặc thai nhi rất lớn. Hơn thế nữa, chứng tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé.
- Do mẹ bầu có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.
- Hoặc do trong thời gian mang thai, mẹ bầu hoạt động mạnh thường xuyên, quá sức, ngồi hoặc nằm tư thế không đúng cách hay do những chấn thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ bị đau vùng xương mu, xương chậu.
- Ngoài ra, vị trí và tư thế nằm của thai nhi cũng “góp phần” vào việc khiến cho vùng xương mu, xương chậu của mẹ bầu bị đau.
- Đối với những chị em từng bị chấn thương gây rạn nứt xương chậu cũng có nhiều nguy cơ bị đau xương mu ở mẹ bầu.
4. Làm gì để giảm những cơn đau vùng xương mu ở mẹ bầu?
Để làm giảm các cơn đau vùng xương mu ở mẹ bầu, các chị em có thể tham khảo một số lời khuyên tham khảo sau đây:
- Các mẹ bầu nên chú ý tới tư thế đi, đứng, ngồi sao cho đúng, giữ cho lưng thẳng, khi ngồi các chị em nên để một chiếc gối mềm tựa sau lưng.
- Các chị em chú ý trong thời kỳ mang thai không tạo áp lực lên vùng xương háng. Mẹ bầu có thể dùng đai hỗ trợ cho bụng bầu để đỡ xương chậu, giúp giảm trọng lượng đè lên khớp mu, hỗ trợ giảm đau tránh được những cơn đau vùng xương mu ở mẹ bầu.
- Trong thời gian mang thai, các chị em nên chọn những loại giày dép để bằng và thấp, mang vào thấy thoải mái.
- Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh đứng trên một chân hay duy trì một tứ thế quá lâu.
- Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái và giữ cho chân và phần hông hơi cong. Mẹ có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ để kê phần hông khi nằm.
- Hàng ngày, các mẹ bầu nên có những bài tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng để giảm đau vùng xương mu.
- Trong bữa ăn hàng ngày, các chị em nên bổ sung canxi cho cơ thể bằng các loại thực phẩm hàng ngày như đậu, sữa, trứng, rau xanh,.. hoặc mẹ bầu cũng có thể uống viên bổ sung canxi cho bà bầu.
- Các chị em lưu ý, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để giảm đau. Nếu cơn đau quá khiến mẹ bầu không chịu nổi thì nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Thông thường, đau xương mu khi mang thai sẽ tự động khỏi sau sinh nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến thai nhi.
>>>Xem thêm: Hiện tượng đau xương mu khi mang thai
>>>Xem thêm: Mang thai bị đau hai bên háng và xương mu vì sao?