Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái?

Hiện tượng trẻ chậm nói không hiếm gặp ngày nay. Một vài nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bé trai chậm nói nhiều hơn là bé gái. Vậy tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái? Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói là gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây.

Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái? Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái?

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có thể hiểu là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói trong đó có hai nhóm nguyên nhân chính:

  • Xuất phát từ cơ thể: Tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm nhiệm vai trò phát âm như tai mũi họng, lưỡi... hay các cơ quan chỉ huy ngôn ngữ tại não đang gặp vấn đề khiến trẻ chậm nói
  • Xuất phát từ tâm lý: Cú sốc tâm lý, hay do gia đình thiếu quan tâm chia sẻ giao tiếp với trẻ, trẻ tự kỷ, chậm nói, lười nói...

Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái?

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học tại Australia có khoảng 12% số trẻ bị chậm nói, trong đó chủ yếu là bé trai. Họ đã tiến hành nghiên cứu, dựa trên mẫu xét nghiệm testosterone dây rốn của trẻ sơ sinh. Cho thấy bé trai sơ sinh tiếp xúc với lượng testosterone trước khi sinh gấp 10 lần so với các bé gái. Mà Hormone giới tính như testosterone được biết là đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ. Cho nên việc tiếp xúc với testosterone sớm có thể dẫn đến chậm ngôn ngữ. Đây cũng là lý giải cho câu hỏi: Tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái.

Nghiên cứu cũng theo dõi các trẻ em trong ba năm đầu đời, có kiểm tra các giai đoạn phát triển mỗi năm. Theo đó, những cậu bé 3 tuổi với mức testosterone trong dây rốn cao nhất, thường bị chậm nói gấp đôi so với những bé trai có mức testosterone thấp nhất. Ở bé gái cũng vậy, nếu mức testosterone cao hơn thì trẻ cũng chậm nói hơn. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng cha mẹ nên theo dõi gắt gao từng cột mốc phát triển của con mình, nếu nhận thấy trẻ không đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định thì cần can thiệp sớm để ngăn ngừa các vấn đề có thể nảy sinh sau này như đọc, viết, và vấn đề hành vi của trẻ.

Bên cạnh đó, lại có những quan niệm cho rằng việc bé trai biết nói hay đi lại chậm hơn bé gái, là do xương, cơ thịt của bé gái phát triển nhanh và hoàn thiện hơn so với bé trai. Đây cũng là một trong những lý giải khoa học cho tình trạng tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái.

vicare.vn-tai-sao-be-trai-cham-noi-hon-be-gai2

Trẻ chậm nói có kém thông minh không?

Thời gian trẻ biết nói không phải là thước đo dùng đánh giá trí não hay mức độ thông minh của trẻ. Như đã phân tích bên trên, trẻ chậm nói thường chỉ là đặc điểm phát triển khác biệt một chút, so với trẻ cùng trang lứa. Có thể ở trẻ có những cách thể hiện khác những em bé khác, hoặc tập trung vào những thứ em bé thấy hứng thú hơn là ngôn ngữ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy, trẻ chậm nói có chỉ số thông minh trung bình lại cao hơn những đứa trẻ khác.

Vậy nên phụ huynh hãy theo dõi sát từng cột mốc phát triển của con mình, bắt đầu từ 2 tháng tuổi cho đến khi trẻ được 4 tuổi. Nếu nhận thấy trẻ đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định thì hoàn toàn là vấn đề bình thường.

Cách xác định trẻ chậm nói

Dựa vào cột mốc tiêu chuẩn phát triển ngôn ngữ ở từng giai đoạn độ tuổi, phụ huynh có thể theo dõi tình trạng con trẻ để xác định trẻ có bị chậm nói không, từ đó kịp thời có những biện pháp can thiệp:

  • Giai đoạn trẻ 2 - 6 tháng tuổi: Nếu nhận thấy trẻ không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa (2 tháng), không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh (4 tháng) hoặc không biết tự cười (6 tháng).
  • Giai đoạn trẻ 6 - 12 tháng tuổi: Nếu trẻ không bập bẹ ê a được từ nào (8 tháng), không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to, không nói được những từ như "ba ba", "ma ma", "măm măm", không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như "không", "tạm biệt".
  • Giai đoạn lúc trẻ 12 - 24 tháng tuổi: Trẻ không nói được các từ đơn (khoảng 15 tháng), không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ (khoảng 18 tháng), không dễ học hoặc bắt chước một từ mới (khoảng 19 - 24 tháng).
  • Giai đoạn 24 - 25 tháng tuổi: Trẻ không thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2 - 4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản.

Nếu cha mẹ nhận thấy con có một trong số những biểu hiện chậm nói như trên, tốt nhất cần cho trẻ đi khám và tư vấn tâm lý kịp thời.

vicare.vn-tai-sao-be-trai-cham-noi-hon-be-gai1

Làm gì khi trẻ chậm nói?

Nếu trẻ chậm nói phụ huynh phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Nếu phát hiện chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý phụ huynh cần thay đổi cách thức giao tiếp hằng ngày với trẻ cụ thể như:

  • Phụ huynh cần điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
  • Chỉ cho thấy mọi thứ xung quanh trẻ, và cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
  • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình ảnh và ngôn ngữ cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ.
  • Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú giúp trẻ dễ tương tác.
  • Không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại nhiều. Nếu cho trẻ xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.

Như vậy, thắc mắc tại sao bé trai chậm nói hơn bé gái đã được lý giải phần nào. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu của trẻ chậm nói, để có hướng can thiệp sớm nhất, giúp trẻ có được sự phát triển thể chất và trí tuệ bình thường.

Xem thêm :

  • Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói
  • Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển?
  • Trẻ chậm nói có là bệnh lý?