Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống - Cần đọc ngay để không bị liệt sau tai nạn

Chấn thương cột sống là tai nạn thường xảy ra đối với những người bị chấn thương ở các môn thể thao đua xe đạp, môtô, đua ngựa... Hay các tai nạn giao thông và rơi từ trên cao xuống. Khiến các đốt sống bị tổn thương như bị lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể bị liệt và gặp các biến chứng nghiêm trọn...

Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống - Cần đọc ngay để không bị liệt sau tai nạn Sơ cứu đúng cách người bị chấn thương cột sống - Cần đọc ngay để không bị liệt sau tai nạn

Chấn thương cột sống là tai nạn thường xảy ra đối với những người bị chấn thương ở các môn thể thao đua xe đạp, môtô, đua ngựa... Hay các tai nạn giao thông và rơi từ trên cao xuống. Khiến các đốt sống bị tổn thương như bị lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể bị liệt và gặp các biến chứng nghiêm trọng nếu không được sơ cứu đúng cách.

Nguy hiểm khôn lường khi không sơ cứu đúng cách

Cột sống có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống. Cột sống đảm bảo hai chức năng chính như một điểm tựa, là trụ cột để chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể và chức năng thần kinh của tủy sống.

Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác... của cơ thể từ cổ trở xuống theo phân vùng của các khoanh tủy. Vì là một xương lớn, phải chịu tải trọng cao nên cột sống rất dễ bị chấn thương và khi đã bị chấn thương thường ảnh hưởng rất lớn đến chức năng chịu tải cơ học cũng như chức năng thần kinh. Khi tủy sống đã bị thương tổn, khả năng bệnh nhân bị tàn phế sẽ rất cao như phải thở máy hoàn toàn, liệt tứ chi trong tổn thương tủy cổ, liệt hai chi dưới thì phải ngồi xe lăn suốt đời.

vicare.vn-cach-so-cuu-dung-cach-nguoi-bi-chan-thuong-cot-song

Cách sơ cứu khi bị chấn thương cột sống

- Bước 1: Khi thấy nạn nhân bị tai nạn, nghi ngờ bị chấn thương nên gọi ngay trung tâm cấp cứu 115.

- Bước 2: Nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm ngửa và cố định nạn nhân, để duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ và kiểm tra xem tình trạng tim còn đập, mạch cổ, tình trạng sức khỏe để sẵn sàng chuyển vào viện.

- Bước 3: Cố định cột sống cổ. Cột sống cổ phải thẳng với trục cơ thể, có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn hai bên tai khi nạn nhân nằm. Tuyệt đối tránh loay hoay thăm khám tìm xem có tổn thương cột sống hay không vì việc này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân

- Bước 4: Kiểm tra các vết thương chảy máu để cầm máu, băng ép bằng quần áo hay sợi dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người sơ cứu phải quấn băng quanh đầu họ để cầm máu nhưng luôn giữ đầu cố định.

- Bước 5: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.

- Bước 6: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, ôtô, tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy; giữ tư thế đầu nạn nhân thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.

vicare.vn-cach-so-cuu-dung-cach-nguoi-bi-chan-thuong-cot-song

Những lưu ý khi di chuyển nạn nhân

- Trong quá trình sơ cứu phải giữ người nạn nhân theo một trục thẳng, tốt nhất không nên dịch chuyển. Trường hợp dịch chuyển nạn nhân phải có ít nhất 6 người hỗ trợ, một người giữ phần đầu, 4 người giữ hai bên lưng và một người giữ chân.

- Tất cả phải đồng loạt cùng một lúc giữ cho cột sống, đầu cổ, chân nạn nhân theo một trục thẳng rồi mới có thể dịch chuyển. Như vậy mới tránh được những chấn thương đáng tiếc cho nạn nhân.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thắng Nhật Tuệ, điều hành Trung tâm cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết có nhiều trường hợp xảy ra chấn thương cột sống, nhiều người vì sốt ruột đã tự đưa nạn nhân vào viện cấp cứu bằng xe máy, vô tình khiến chấn thương cổ và cột sống thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục, thậm chí bại liệt về sau. Theo các bác sĩ khuyến cáp, nếu sơ cấp cứu người bị chấn thương cổ và cột sống không đúng cách có thể gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay hoặc bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục.

Nguồn: Sống khỏe