Sau khi sinh bao lâu thì mẹ ăn được đồ ăn chua
Sau khi sinh em bé các mẹ luôn cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có thể hồi phục sức khỏe và để có đầy đủ dưỡng chất nuôi con. Vì vậy, vấn đề thực phẩm sau sinh luôn được các mẹ tìm hiểu cẩn thận như đồ ăn không được quá cay và cũng không được quá mặn,... Vậy đồ ăn chua thì sao? Các phụ nữ sau sinh có phải kiêng đồ ăn chua không?
Sau khi sinh bao lâu thì mẹ ăn được đồ ăn chua
Sau khi sinh em bé các mẹ luôn cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có thể hồi phục sức khỏe và để có đầy đủ dưỡng chất nuôi con. Vì vậy, vấn đề thực phẩm sau sinh luôn được các mẹ tìm hiểu cẩn thận như đồ ăn không được quá cay và cũng không được quá mặn,... Vậy đồ ăn chua thì sao? Các phụ nữ sau sinh có phải kiêng đồ ăn chua không?
Sau sinh mấy tháng mẹ bầu được ăn đồ chua?
Đồ chua thông thường được phân thành ba loại đó là các loại thực phẩm chua tự nhiên, các loại đồ chua ngâm và các loại thực phẩm muối chua.
Các loại thực phẩm chua tự nhiên như chanh, khế, xoài chua, cóc,... có chứa nhiều vitamin C, tuy nhiên các phụ nữ sau sinh không nên ăn đồ ăn chua vì trong các loại quả chua này lại chứa rất nhiều axit. Sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ kém hơn, nên ăn đồ ăn chua có thể làm cho dịch dạ dày tiết ra gây buồn nôn cho các mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chăm sóc con nhỏ. Nếu các mẹ ăn quá nhiều loại quả chua mà không biết cân đối trong khẩu phần ăn còn có thể khiến các mẹ bị thiếu máu.Các loại quả chua đồ chua ngâm như xoài, cóc chua... trộn cùng súp ớt hoặc ngâm với đường tuy rất ngon, nhưng phụ nữ sau sinh không nên ăn đồ chua như các loại quả chua ngâm này. Những món đồ chua ngâm này không tốt cho dinh dưỡng của các mẹ vì nó có thể làm mất cân bằng độ pH, không tốt cho sữa mẹ nuôi con và có thể gây tiêu chảy cho các mẹ.
Các loại rau củ lên men chua như dưa muối, cải muối, hành muối,... cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên ăn sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sữa cho bé. Tuy cũng cung cấp một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhưng nếu ăn phải đồ muối quá lâu hoặc làm không đảm bảo sẽ cản trở quá trình hấp thụ, trao đổi các chất dinh dưỡng, không tốt cho thận của các mẹ sau sinh, vì thế phụ nữ sau sinh không nên sử dụng đồ ăn chua.
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thì ngoài 3 tháng sau sinh mẹ mới nên ăn đồ chua, vì khi đó sức khỏe của mẹ đã phục hồi ổn định hơn nên có thể sử dụng đồ chua bình thường. Trong thời gian ăng kiêng, để đảm bảo có đủ vitamin cần thiết nuôi em bé, mẹ cũng có thể ăn những loại quả có tính chua nhẹ như cam, quýt,...và kết hợp ăn thêm các loại rau củ khác các mẹ nhé.
Thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ phải cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi và sau sinh phải tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay,... hay không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như ốc, cá,... Vì vậy việc ăn uống sau sinh là rất cần thiết cho mẹ bầu vừa để phục hồi sức khỏe và vừa đảm bảo đủ sữa cho em bé.
Sau sinh, các mẹ cần bổ sung những thực phẩm sau đây vào thực đơn để phục hồi sức khỏe sau lần “vượt cạn” và góp phần tạo ra nguồn sữa dồi dào cho con yêu lớn khôn khỏe mạnh.Thực phẩm giàu chất sắt
Chất sắt đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, và nó đặc biệt rất quan trọng với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Phụ nữ thiếu chất sắt có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, choáng váng... khi thay đổi tư thế. Vì vậy, việc cung cấp đủ chất sắt trong quá trình mang thai sẽ hạn chế được tình trạng khuyết tật ống thần kinh mà điển hình nhất là nứt đốt sống ở thai nhi sau này. Và sau sinh, mẹ cũng cần duy trì tiếp tục cung cấp đủ 400-500mcg sắt mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và em bé. Những thực phẩm giàu sắt đó là lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, cá, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, đậu Hà Lan.
Thực phẩm giàu chất đạm (protein)
Đạm cung cấp năng lượng cho cơ thể người mẹ khỏe mạnh hơn, và tạo nhiều sữa để nuôi con. Các loại thịt gia cầm, gia súc nên có trong bữa ăn của giúp người phụ nữ có dinh dưỡng tốt và chất lượng hơn khi cho con bú.
Các món thịt khi kho cần kho mềm và kho chung với củ nghệ, vì trong nghệ có chứa chất curcumin giúp làm lành vết thương sau sinh nhanh chóng và giúp làm đẹp da.
Các thức ăn khi nấu phải mềm và ăn ngay lúc nóng, đây chính là ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh.
Sữa đậu nành, sữa bò, sữa chua, trứng gà... cũng là những thực phẩm cung cấp đạm cho cơ thể. Đặc biệt, sữa chua cung cấp các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, khắc phục tình trạng táo bón ở mẹ và cả con (vì bé bú sữa mẹ).
Thực phẩm giàu chất bột đường
Bột đường có trong cơm, cháo, bánh mì... là thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày dành cho mẹ. Mặc dù sợi phở, bún... cũng giàu tinh bột nhưng mẹ không nên ăn vì những thực phẩm này có nguy cơ chứa hóa chất làm trắng, hàn the không tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột vì dễ gây nóng, béo phì và đầy hơi.
Thực phẩm giàu chất béo
Nên ăn chất béo chưa bão hòa như các loại dầu thực vật, dầu cá... và mẹ cũng nên hạn chế chất béo động vật.
Bổ sung rau xanh, trái cây và nước uống
Nên ăn các loại rau xanh, củ quả có màu xanh, cam, đỏ đậm vì những củ quả này sẽ chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể của cả mẹ và bé.Đối với các loại rau, mẹ nên ăn các loại rau như rau ngót, rau dền, mồng tơi... vừa đủ chất dinh dưỡng vừa giúp mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh. Lựa chọn trái cây giàu vitamin C nhưng không quá chua như cam, bưởi, táo, nho, đu đủ...
Bên cạnh đó, mỗi ngày mẹ nên uống 2-3 lít nước, có thể uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây để cung cấp năng lượng và đồng thời thanh lọc cơ thể cho mẹ tốt hơn.
Những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các chị em phụ nữ trong việc mang thai và chăm sóc em bé sau sinh. Các chị em nên tránh đồ ăn chua cũng như kiêng cữ một số điều sau sinh thật tốt để tránh ảnh hưởng không đáng có sau này. Nhưng cũng không nên kiêng khem kỹ quá sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như việc nuôi dưỡng em bé.