Nổi cục trong mí mắt là triệu chứng bệnh gì?
Nổi cục trong mí mắt là hiện tượng không hề hiếm gặp. Đây có thể là biểu hiện của việc lên chắp hoặc lẹo mắt, viêm nhiễm nhưng cũng có thể là triệu chứng ban đầu của các căn bệnh khác như u mi mắt hoặc thậm chí là ung thư mi mắt.
Nổi cục trong mí mắt là triệu chứng bệnh gì?
Nổi cục trong mí mắt là hiện tượng không hề hiếm gặp. Đây có thể là biểu hiện của việc lên chắp hoặc lẹo mắt, viêm nhiễm nhưng cũng có thể là triệu chứng ban đầu của các căn bệnh khác như u mi mắt hoặc thậm chí là ung thư mi mắt. Để biết được hiện tượng nổi cục trong mí mắt có nguy hiểm không, là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì và cách điều trị cụ thể ra sao, cần tuỳ vào triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây nổi cục trong mí mắt.
Trường hợp 1
Nổi cục trong mí mắt trên nhưng không đau, vẫn nhìn rõ bình thường nhưng đôi khi thấy cộm, khó chịu trong lúc ngủ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nhiều khả năng nguyên nhân gây nổi cục trong mí mắt ở trường hợp này là do mắt lên chắp, lẹo do sưng dạng u hạt mãn tính, xảy ra khi tuyến Mebomius bị viêm.
Chắp có nhiều dạng nhưng chủ yếu gồm chắp bên ngoài và chắp bên trong. Chắp bên ngoài thường là nốt đỏ ở mí mắt, rắn và lớn cỡ hạt đậu trong khi chắp bên trong mọc kín đáo ở mặt trong của mi mắt. Triệu chứng của nổi cục trong mí mắt do chắp gồm bề mặt kết mạc của mi mắt bị đỏ, đau, sưng, khó chịu; sau vài ngày chắp xẹp xuống và chỉ còn khối tròn không đau nhưng vẫn lớn dần trên mi mắt và tạo thành khối đỏ xám dưới vùng kết mạc. Sau vài tháng, dấu vết này sẽ tự khỏi hẳn.
Lẹo là cách gọi dân gian của chứng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylocoque xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây ra. Khi mới mọc lẹo, mi mắt hơi đỏ, sưng nhẹ, đau, ngứa rồi dần dần, ở chỗ đau nổi lên một khối to và rắn cỡ hạt gạo. Thông thường, lẹo mọc ngay ở bờ mi và dính chặt vào da, sau 3 – 4 n gày lẹo tự mưng mủ và vỡ. Lẹo mắt thường xuyên tái phát, có thể lan từ mi bên này sang bên kia, đôi khi gây ứ màng tiếp hợp và khiến mi mắt sưng to. Triệu chứng của hiện tượng nổi cục trong mí mắt do lẹo gồm bờ mi đỏ, ấn đau, sau hoá cứng; chảy nước mắt, cảm giác trong mắt có dị vật, sợ ánh sáng; trung tâm chỗ hoá cứng mưng mủ, sau đó áp-xe vỡ ra, chảy mủ và hết đau. Nếu nặng hơn, áp-xe hiện thành ổ và thường tái phát.
Điều trị
Không trang điểm cho đến khi chắp, lẹo lành hẳn. Có thể nén ấm cho mắt từ 3 – 6 lần/ngày để lẹo, chắp nhanh xẹp nhưng tuyệt đối không được tự ý nặn, ép chúng mà phải để cho chắp, lẹo tự xẹp. Có thể sử dụng thêm thuốc mỡ trị lẹo nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp 2
Bị nổi cục trong mí mắt, mi dưới nổi cộm, có thể tự lặn rồi lại tái phát nhiều lần, sờ không thấy đau.
Nguyên nhân và triệu chứng
Trường hợp này, bạn nên đi khám mắt sớm nhất có thể bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư mi mắt. Mặc dù thường gây nhầm lẫn và dễ bị bỏ qua song các triệu chứng của bệnh có thể gồm:
- Da mi bị loét, nổi gồ đen quanh bờ mi, khó lành dù đã chữa trị hoặc tạm khỏi nhưng lại nhanh chóng tái phát.
- Nổi cục trong mí mắt, da mi có thể bị loét hoặc không, giãn mạch, có màu trắng nhợt hoặc sắc tố khác.
- Da mi xuất hiện mảng cứng như tờ bìa, không rõ ranh giới với các vùng da xung quanh.
- Xuất hiện nốt ruồi đột ngột to nhanh, ngứa, có màu sắc lạ hoặc thay đổi màu sắc, bị loét rỉ máu.
- Trường hợp ung thư mi mắt dạng ung thư biểu mô tuyến bã, triệu chứng của bệnh (trong đó có nổi cục trong mí mắt) tồn tài dai dẳng, nhiều lần tái phát hoặc xuất hiện cục làm mặt trong của mi (kết mạc mi) bị loét.
Điều trị nổi cục trong mí mắt
Do ít gặp hơn so với các bệnh lý khác về mắt nên ung thư mi mắt ít được biết đến, bệnh nhân thường chỉ tìm tới cơ sở y tế chữa trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh để ý đến các dấu hiệu bất thường để đi khám sớm, giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Hiện có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư mi mắt, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ riêng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác độ điều trị cụ thể.
Trường hợp 3
Nổi mụn nước hoặc nổi cục trong mí mắt gây cộm, ngứa ở khoé mắt và bờ mi, có thể nhìn thấy rõ nếu kéo mi lên, có thể tạm khỏi và tái phát lại sau một thời gian ngắn.
Nguyên nhân và triệu chứng
Hiện tượng nổi cục trong mí mắt này có thể là do hoạt động của tuyến bã. Cụ thể, bờ mi mắt của con người có cửa đổ ra của hệ thống tuyến bã. Thực chất tuyến bã này ở dạng mỡ, được tiết vào trong khe mắt và phủ lên một lớp nước mắt giúp hạn chế sự bốc hơi của nước mắt. Nếu không có quá trình này, nước mắt sẽ nhanh chóng bốc hơi khiến tuyến lệ không kịp hoạt động, gây khô rát ở vùng kết mạc và giác mạc.
Tuỳ thuộc vào cơ địa hoặc thói quen sinh hoạt, môi trường sống, tính chất công việc mà chất bã được tiết ra nhiều hay ít. Phần nước của chất bã thường bị đẩy ra ngoài trước và gây ra mụn nước. Nếu gặp bụi bẩn, các nốt này sẽ bị viêm nhiễm, có mủ vàng. Đôi khi nước bị đẩy ra hết, chỉ còn chất bã khô lại tạo thành nhân nhọn như mụn trứng cá, gây nhói khi chớp mắt. Dù vậy, hiện tượng nổi cục trong mí mắt này chỉ gây khó chịu, phiền phức chứ không nguy hiểm.
Điều trị và phòng bệnh
Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, ngủ đúng giờ đủ giấc, không sử dụng điện thoại, máy tính, đọc sách quá khuya. Sau một ngày dài làm việc, nên rửa mặt một lần trước khi đi ngủ để làm sạch bụi bặm cho da mặt và vùng mắt. Ngoài ra, cũng nên đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới thị lực.
Trường hợp 4
Nổi cục trong mí mắt gây ngứa cộm, khi dụi mắt thấy vùng mí sưng lên, có mọng nước, kết mạc sưng, mắt bị nóng ngứa bất chợt dù không có dị vật và có ghèn dây.
Nguyên nhân
Hiện tượng nổi cục trong mí mắt này có thể là viêm niêm mạc mắt (vùng trong của 2 mí mắt) gây ra.
Điều trị
Người bệnh có thể nhỏ các loại thuốc chứa kháng sinh như Clorxit, Gentamyxin, Polydexa,... Sau 7 – 10 ngày mà vẫn chưa đỡ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị hợp lý hơn.
Với hậu quả nặng nề mà bệnh ung thư này mang lại, ung thư hiện đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm và tiến hành điều trị kịp thời đang là vấn đề vô cùng cần thiết.
TS Hoàng Đình Chân – Nguyên Bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương cho biết: với nam giới và nữ giới từ 30 tuổi trở lên ông khuyến cáo mỗi năm nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát một lần. Tuỳ vào tiểu sử và yếu tố gia đình có thể tầm soát bệnh đó và chi phí cũng không quá cao có khi chỉ 7 -8 nghìn đồng/ngày là có thể phát hiện sớm được bệnh.
Hiện nay, bệnh ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi, chẩn đoán hình ảnh.
Sàng lọc sớm bệnh ung thư giúp phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí chữa bệnh.
Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.
Xét nghiệm tại nhà - HoiBenh Home luôn cam kết
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Dịch vụ tiện lợi
HoiBenh Home cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Chi tiết gói xét nghiệm
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
- Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của HoiBenh Home gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm SCC: Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cách tính tổng chí phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 1900 1251 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30