Những xét nghiệm cần thiết cho nữ giới trước khi mang thai
Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, các bạn nên đi khám sức khỏe tổng quan và thực hiện một số xét nghiệm trước khi mang thai. Sau đây, HoiBenh sẽ gợi ý cho bạn một vài thông tin cần thiết về các xét nghiệm trước khi mang thai.
Những xét nghiệm cần thiết cho nữ giới trước khi mang thai
Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, các bạn nên đi khám sức khỏe tổng quan và thực hiện một số xét nghiệm trước khi mang thai. Sau đây, HoiBenh sẽ gợi ý cho bạn một vài thông tin cần thiết về các xét nghiệm trước khi mang thai.
1. Chức năng sinh sản
Các nội tiết tố quyết định đến chức năng sinh sản của người phụ nữ bao gồm hormone luteinizing và nang nội tiết tố. Vì vậy, bạn cần thiết phải kiểm tra các nội tiết tố này thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường của các cơ quan quan trọng đó trước khi mang thai. Chẳng hạn, nếu bạn bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung rất cao và bạn phải cân nhắc chuyện mang thai, vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu trước khi mang thai là một trong những việc thăm khám quan trọng nhất. Xét nghiệm máu giúp bạn xác định được nhóm máu nhằm chuẩn bị phương án truyền máu trong trường hợp cần thiết, hay xác định tình trạng thiếu máu để sử dụng chế phẩm bổ sung, và xác định các yếu tố Rh trong máu phòng trường hợp cơ thể mẹ có thể đào thải thai nhi.
Các xét nghiệm hóa sinh máu và xét nghiệm đường huyết để xác định bạn có bị tiểu đường không. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp đánh giá chức năng gan, thận và một số bất thường khác nếu có.
3. Sức khỏe răng miệng
Nhiều người rất coi thường sức khỏe răng miệng trong khi có đến 80% phụ nữ lây bệnh cho con khi mắc bệnh răng miệng trong thai kỳ. Vì thế trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên được kiểm tra răng miệng và điều trị sâu răng, viêm nha chu để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
4. Kiểm tra tuyến giáp
Có khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh suy giáp, như vậy khi bước vào thai kỳ, họ có thể khiến các hormone tuyến giáp suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến những di chứng nặng nề ảnh hưởng tới não của thai nhi. Dù không thể phòng bệnh nhưng nếu phát hiện bệnh sớm cũng mang lại nhiều ý nghĩa trong điều trị, và giúp hạn chế những rủi ro khi mang thai. Vì thế, bạn nên kiểm tra xem mình có mắc phải những vấn đề về tuyến giáp hay không trước khi có quyết định mang thai.
5. Xét nghiệm virus gây bệnh rubella
Rubella là loại nhiễm trùng do một loài virus có tên rubella gây ra. Điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh rubella thường không phát hiện ra triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, và có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ.
Đặc biệt, nếu nhiễm virus này trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, hay chậm phát triển trí tuệ... và khả năng dẫn đến sảy thai cao.
Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi có dự định mang thai. Mục đích của việc xét nghiệm này là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem thêm: Tại sao nên xét nghiệm rubella trước khi mang thai?
6. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh và làm giảm thiểu các nhiễm trùng ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Sản phụ bị nhiễm trùng đường tiểu (UIT) sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật, bị nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Do vậy, xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai khoảng 3 tháng.
Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện một số bệnh như: bệnh thận, bệnh viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, hay các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, và vi khuẩn,... từ đó còn có phương pháp điều trị trước khi có thai.
7. Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể
Khi bạn có một trong các yếu tố sau đây: Tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, bạn đã từng sảy thai, bạn mang thai ở giai đoạn 35 tuổi trở lên, thì hãy trao đổi với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai. Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể làm hạn chế mức ảnh hưởng từ các bệnh di truyền tới thai nhi.
Cách phổ biến để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu, và xét nghiệm này nên được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang thai nhi.
8. Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất ở phụ nữ, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, và đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Vì thế, bạn cần phải được kiểm tra sớm các vấn đề ở cổ tử cung để được điều trị kịp thời.
9. Kiểm tra phụ khoa
Bộ phận sinh sản có thể bị tấn công bởi các loại nấm gây bệnh phụ khoa như trichomonas hay trùng Chlamydia mycoplasma. Nếu người mẹ mắc phải các bệnh như bệnh viêm nhiễm âm đạo, bệnh lậu, hay bệnh giang mai trong thai kỳ, thì nó sẽ trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của thai nhi, và là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.Chính vì vậy, các chị em nên thường xuyên đi kiểm tra phụ khoa để đảm bảo không bị viêm nhiễm và an toàn khi mang thai.
Trên đây là một số xét nghiệm cơ bản mà HoiBenh mách cho các chị em để lưu ý trước khi mang thai. Hãy thăm hỏi bác sĩ thường xuyên, đặc biệt trước khi quyết định mang thai để đảm bảo tình trạng phát triển của mẹ và bé hoàn toàn bình thường.