Những lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc

Cảm cúm là một bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết với những biểu hiện đặc trưng của bệnh là nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, cơ thể mệt mỏi

Những lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc Những lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc

. Cảm cúm hiện nay không có vaccine phòng bệnh, do đó, dùng thuốc khi bị bệnh là cách tốt nhất chữa khỏi cảm cúm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi chữa cảm cúm bằng thuốc, đặc biệt là với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

1. Chữa cảm cúm thông thường bằng thuốc

Cảm cúm thông thường hiểu đơn giản là người bệnh không bị ho, chỉ có các biểu hiện cơ bản của bệnh cảm cúm.

Trong trường hợp này, người bệnh sử dụng thuốc cảm cúm gồm 3 thành phần Paracetamol (Hạ sốt), Clorpheniramin (Kháng Histamin, chống dị ứng) và Phenylpropanolamin (tan máu, hỗ trợ co mạch, chống sung huyết niêm mạc mũi, hỗ trợ điều trị sổ mũi, ngạt mũi)

  • Paracetamol: Thành phần này tương đối an toàn, nhưng cần tuân thủ liều dùng chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều.
  • Kháng Histamin: Chống chỉ định với phụ nữ có thai, người cao huyết áp và những người làm việc yêu cầu tỉnh táo như vận hành máy móc, lái xe...

vicare.vn_nhung-luu-y-khi-chua-cam-cum-bang-thuoc-body-1

Cảm cúm khiến người bệnh luôn mệt mỏi

2. Chữa cảm cúm kèm ho bằng thuốc

Bên cạnh các biểu hiện của cảm cúm thông thường, người bệnh kèm rát họng, sốt và ho. Có thể sốt nhẹ (38 độ C đến 38.9 độ C), sốt cao (trên 39 độ C), sốt quá cao có thể gây co giật rất nguy hiểm.

Trong trường hợp cảm cúm kèm ho, cần điều trị bằng thuốc 6 thành phần bao gồm

  • Phenylephrine
  • Hydrochlorede
  • Paracetamol: Không sốt cao trên 38 độ C, không đau đầu, đau nhức cơ thể thì không cần dùng Paracetamol để tránh hại gan
  • Caffeine
  • Noscapine giúp giảm ho
  • Terpin Hydrat giúp long đờm
  • Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể

Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường không được dùng thuốc chứa thành phần Pseudoephedrin và Phenylpropanolamin

Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân hen , bệnh nhan tắc môn vị, tá tràng, viêm loét dạ dày, phì đại tuyến tiền liệt không được sử dụng thuốc có thành phần Chlorpheniraminmaleat.

Khi lựa chọn thuốc, bạn cũng nên kiểm ra ngày sản xuất, hạn sử dụng có ghi trên bao bì vỉ thuốc để tránh mua phải thuốc đã quá hạn, không những không có hiệu quả trị bệnh mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

vicare.vn_nhung-luu-y-khi-chua-cam-cum-bang-thuoc-body-2

Kiểm tra kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng

3. Lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc Đông y

Bên cạnh Tây y, Đông y cũng có nhiều bài thuốc chữa cảm cúm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý sau khi dùng thuốc

Thuốc Đông ý có công thức cảm xuyên hương chỉ được dùng trong trường hợp cảm lạnh, không dùng cho người cảm nắng, sẽ có hậu quả khiến bệnh nặng hơn. Loại thuốc này cũng không được dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Các loại thuốc có tinh dầu như cao sao vàng, dầu gió, dầu gừng, dầu khuynh diệp... được dùng để cạo gió, xoa 2 thái dương, xoa cổ họng và ngực, hoặc pha với nước nóng để xông mũi... Các loại thuốc có tinh dầu bạc hà không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Ngoài việc dùng thuốc, người bị cảm cúm cần tăng cường uống nhiều nước trong thời gian bị bệnh (có thể sử dụng Oserol), cũng như ăn các loại thức ăn dễ tiêu như súp, cháo... tăng cường rau xanh, các loại củ quả trong thực đơn hàng ngày để cơ thể mau phục hồi. Bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý khi chữa cảm cúm bằng thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, cũng như không để lại những biến chứng, tác dụng không mong muốn nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.