Những điều cần lưu ý khi đi nắng về giữa cái nóng như đổ lửa

Mùa hè đến mang đến những lợi ích từ ánh nắng, đó là nguồn năng lượng sạch và cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn trẻ cần chú ý những điều sau đây vì nắng nóng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người mà có thể bạn chưa biết.

Những điều cần lưu ý khi đi nắng về giữa cái nóng như đổ lửa Những điều cần lưu ý khi đi nắng về giữa cái nóng như đổ lửa

1. Tác hại của nắng nóng mùa hè

Ánh nắng gay gắt ảnh hưởng đến làn da

Mùa hè tới, khi đi ngoài đường, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh các cô nàng che kín mặt như Ninja, thậm chí, họ còn "ngụy trang kín mít" bằng những chiếc áo, váy chống nắng. Đơn giản bởi nhiệt độ cao và tia cực tím trong ánh nắng là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương cho làn da như: đen sạm, nám da, thậm chí là ung thư da nếu liên tục chịu ảnh hưởng.

Mầm bệnh sinh sôi vào mùa hè

Vào mùa hè, các mầm bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm có cơ hội trở lại và tấn công cơ thể con người. Ngoài ra, thời tiết nóng còn khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...

vicare-7-dịch-bệnh-mùa-hè-body-4

Hiện tượng 'sốc nhiệt'

Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nếu được hòa mình vào căn phòng máy lạnh sau khi di chuyển lâu dưới trời nắng. Nhưng điều đó lại dễ gây ra tình trạng "sốc nhiệt" bởi việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, biểu hiện qua triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh, thở gấp...

Mất nước và khoáng chất

Dù bạn chơi thể thao, vận động mạnh hay chỉ ngồi làm việc trong phòng máy lạnh cả ngày thì cơ thể cũng bị mất nước nhiều hơn mức bình thường trong những ngày nắng nóng gay gắt. Hơn nữa, không nhiều người biết được rằng lượng nước mất đi này còn bao gồm cả muối khoáng và các chất điện giải của cơ thể nên sẽ làm cho bạn mệt mỏi, giảm năng động.

2. Những lưu ý sau khi đi nắng

Để đảm bảo sức khỏe trong những ngày nắng nóng, các bạn nên mặc kín đáo trước khi ra đường với kính mát, khẩu trang và trang phục chống nắng. Bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống và sinh hoạt. Không nên di chuyển đột ngột từ trời nắng vào phòng lạnh (hoặc ngược lại) mà hãy dành cho cơ thể từ 2 đến 3 giây để thích ứng với mức nhiệt mới. Quan trọng nhất là bạn nên bổ sung đủ nước và các chất điện giải cho cơ thể một cách nhanh chóng, thường xuyên, ngay cả khi chưa thấy khát.

Uống nhiều nước để dưỡng ẩm cho da.

Bạn đọc nên tránh làm những việc này sau khi đi nắng về:

Bật điều hòa nhiệt độ thấp

Việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ gây choáng cho cơ thể. Hơn nữa, khi vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không đủ nhiệt độ để mồ hôi bốc hơi, mồ hôi dễ ngấm ngược lại gây ra cảm lạnh. Nguy hiểm hơn, việc các mạch máu bị co đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Rửa mặt sau khi đi nắng về

Việc hoạt động, chơi thể thao hay đi ngoài nắng làm cơ thể thoát ra nhiều mồ hôi. Nhiều người về nhà, khi thấy đầu, mặt nóng bức khó chịu là muốn tắm, gội đầu, rửa mặt ngay cho mát mẻ.

Thế nhưng, cảm giác dễ chịu chỉ là được một lúc và không lâu sau, đầu, mặt có thể sẽ nóng trở lại cùng chứng đau đầu. Vài viên thuốc giảm đau có thể giúp xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên những ngày sau đó, bệnh vẫn diễn biến tương tự, dẫn đến là đau đầu mạn tính kèm theo rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, viêm gan... do việc dùng thuốc giảm đau nhiều và kéo dài.

Bạn cần rửa mặt thuyền xuyên và tẩy da chết hợp lý để giảm thiểu mụn

Ăn kem hoặc đồ lạnh

Nhiều người thường ăn kem ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt. Tuy nhiên, ăn kem vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị lạnh đột ngột, gây ra viêm họng cảm lạnh. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên rất dễ bị bệnh. Do đó, bạn nên ngồi nghỉ một lúc để cơ thể bớt nóng rồi mới ăn kem.

Uống nước liền một hơi

Khi đi ngoài nắng mồ hôi thoát ra nhiều, gây cảm giác khát nước. Tuy nhiên, về nhà uống nước một hơi (kiểu tu ừng ực), đặc biệt là nước lạnh để thỏa mãn cơn khát tức thì sẽ khiến tim đập nhanh hơn, gây loạn nhịp, hơi thở ngắt quãng, ra mồ hôi lạnh, thâm chí dẫn đến viêm họng, gây kích thích không có lợi cho dạ dày.

Xem thêm:

  • Những cách phòng ngừa đau đầu do nắng nóng mùa hè

  • Nắng nóng, mẹ bầu bảo vệ bé yêu như nào?