Những điều cần biết về quá trình mang thai
Mang thai là giai đoạn đầu tiên vô cùng quan trọng đối với mỗi người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mới và phức tạp. Ở bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng và cần thiết nhất của quá trình mang thai mà mỗi mẹ bầu cần quan tâm.
Những điều cần biết về quá trình mang thai
Mang thai là giai đoạn đầu tiên vô cùng quan trọng đối với mỗi người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề mới và phức tạp. Ở bài viết dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng và cần thiết nhất của quá trình mang thai mà mỗi mẹ bầu cần quan tâm.
Dấu hiệu mang thai
Để biết có thai hay không thì phụ nữ có thể cảm nhận được bởi những cảm quan của cơ thể hoặc đi khám chuyên khoa chuyên sâu. Các dấu hiệu cho việc có thai như sau:
- Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh hoặc các kỳ kinh của bạn không đều.
- Đi tiểu nhiều do khi có thai, thể tích tử cung tăng lên dẫn tới việc chèn ép bàng quang và chức năng thận cũng tăng khiến cho bạn đi tiểu nhiều lần.
- Khi phụ nữ mang thai tuần đầu, ở cổ tử cung xuất hiện chất nhày có dạng đặc. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì chất nhày sẽ làm bít chặt cổ tử cung lại, điều này sẽ ngăn cản những tác động xấu bên ngoài hay bên trong thông qua âm đạo có thể xâm nhập vào bên trong buồng tử cung và gây hại cho quá trình mang thai.- Bầu vú thay đổi, căng to, đầu núm vú nhạy cảm, sẫm màu trong nhiều ngày.
- Cơ thể nhạy cảm với các mùi, vị giác thay đổi, dễ buồn nôn. Cùng với cảm giác khó chịu, ngột ngạt và mệt mỏi.
Khi có các dấu hiệu lạ trên thì bạn có thể dùng que thử thai và đi siêu âm ở các cơ sở y tế để biết chính xác mình có mang thai hay không.
>>> Xem thêm: Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu
Thời gian và các giai đoạn mang thai
Quá trình mang thai thường kéo dài khoảng hơn 9 tháng hay 280 ngày. Được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với thời gian và sự phát triển của thai nhi.
- Ba tháng đầu của thai kỳ, thai nhi phát triển từ một nhóm tế bào thành bào thai, có độ dài khoảng 80mm. Tất cả các cơ quan lớn, hệ cơ và xương cũng sẽ được hình thành trong khoảng thời gian này. Đây là thời điểm các biểu hiện ốm nghén diễn ra thường xuyên nhất. Nhìn bề ngoài thì chưa dễ dàng có thể nhận ra là bạn có thai vì kích thước bụng chưa thay đổi nhiều.
- Ba tháng giữa của thai kỳ đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi, vì vậy mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Lúc này cơ thể mẹ bầu sẽ giảm bớt các triệu chứng của ốm nghén và tinh thần cũng thoải mái hơn
- Ba tháng cuối của thai kì là giai đoạn thai nhi tăng trưởng với tốc độ vượt bậc, đây còn là giai đoạn “nước rút” chuẩn bị cho sự chào đời của bé sau này. Kích thước bụng của mẹ sẽ đạt đến mức độ lớn nhất. Trong giai đoạn quan trọng này, mẹ nên chuẩn bị tốt cả thể chất và tinh thần để sẵn sàng cho việc bé chào đời.Sự thay đổi về cân nặng trong quá trình mang thai
- Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai thì nên tăng 11,3 – 16kg.
- Trường hợp mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7 – 18,3kg.
- Nếu mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7 – 11,3kg.
- Nếu mẹ có song thai nên tăng 16 – 20,5kg.
- Trong ba tháng đầu của thai kỳ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg.
- Có nhiều người mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
- Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần
HoiBenh hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ hiểu được những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai và chăm sóc tốt hơn cho thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân mình.