Nguyên nhân của chứng đau đầu cuối thai kì
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thời kì mang thai hoàn toàn có khả năng gây tác hại nghiêm trọng tới thai nhi hoặc dẫn đến chứng tiền sản giật. Cùng HoiBenh tìm hiểu chi tiết về chứng đau đầu cuối thai kì và hướng dẫn phòng ngừa, điều trị đơn giản.
Nguyên nhân của chứng đau đầu cuối thai kì
Nguyên nhân đau đầu 3 tháng cuối của thai kì
Vào 3 tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra bệnh đau nhức ở đầu.
Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ bầu là:
- Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,...
- Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Sống trong môi trường ồn ào, tinh thần hay bị gò bó, căng thẳng.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi liên tục khi vận động, làm việc, hay để cơ thể bị đói, thiếu nước.
- Thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở bà bầu.
- Tư thế nằm sai, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không?
Như đã nói, 3 tháng thai kì đầu tiên và 3 tháng cuối cùng là thời điểm phụ nữ dễ mắc các triệu chứng đau đầu thường gặp nhất. Những cơn đau này thường không quá nghiêm trọng tuy vậy trong nhiều trường hợp cơn đau có thể báo hiệu nguy cơ nghiêm trọng tới thai nhi.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối: khiến nguy cơ tiến sản giật tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là những phụ nữ có thai nhưng đã trên 40 tuổi. Tiền sản giật cũng có thể đi kèm với hiện tượng cao huyết áp, phù nề... Cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện này trong những tháng cuối, vì tiền sản giật có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi.
Ngoài ra, bệnh đau đầu còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, chúng khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống và gây ảnh hưởng xấu đến tính các trẻ em sau sinh. Vì vậy, cố gắng điều trị sớm để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai 3 tháng cuối đó là biến chứng tiền sản giật. Khi bị đau đầu, các bà bầu có thể bị cao huyết áp, là một dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị mắc bệnh đau đầu cần phải theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có các biến chứng xấu.
Chữa chứng đau đầu khi mang thai
Nếu cần một đáp án về việc điều trị chứng đau đầu khi mang thai, có lẽ lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là đến khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Như đã cảnh báo về những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đau đầu với sức khỏe thai nhi, bạn tuyệt đối không được dùng thuốc hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc một cách tùy tiện.
Nên chú ý đến việc phòng ngừa đau đầu khi mang thai hàng ngày. Những điểm gợi ý sau có thể giúp bạn:
Lập nhật kí đau đầu
Một cuốn sổ ghi lại những yếu tố có thể gây ra cơn đau như các đồ ăn chứa nhiều nitrat, nitrit (xúc xích, các loại thịt chế biến sẵn,...), các loại hoa quả hoặc đồ ăn khác.
Hãy chú ý đến chế độ ăn hàng ngày
Nhớ rằng không để cơ thể rơi với tình trạng quá đói, chúng có thể làm giảm đường huyết trong máu dẫn đến cơn nhức đầu. Với phụ nữ mang thai, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với thời gian gần nhau để không bị đói.
Cố gắng nghỉ ngơi điều độ
Không chỉ phụ nữ mang thai mới nên chú ý đến điểm này mà mọi người đều nên cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không thức khuya quá nhiều, cũng không nên dậy quá muộn, tốt nhất là duy trì nhịp sinh học không có sự thay đổi quá đột ngột.
Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập cho bà bầu không những cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp phòng chứng đau đầu khi mang thai hiệu quả. Bạn nên thử các bài tập đơn giản, hoặc tốt nhất là các động tác như thiền hoặc yoga cho phụ nữ mang thai.
Uống nhiều nước
Cung cấp cho cơ thể đủ nước có thể giúp bạn luôn ở thể trạng tốt nhất, hơn cả tác dụng điều trị bệnh đau đầu, thói quen uống nhiều nước giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Massage trị đau đầu
Không ngạc nhiên khi các động tác massage tốt cho phụ nữ có thai. Chúng giúp thư giãn các cơ, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt.
Trên đây, là những điều cần chú ý về bệnh đau đầu khi mang thai. Nó có thể không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ kèm theo, chính vì vậy hãy chú ý hơn một chút.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng phải làm sao?
- Xử lý thông minh khi mang thai lần đầu bị đau bụng dưới