Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Ngày nay tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra rất phổ biến, lúc này phần đĩa đệm đã bị lệch ra khỏi phần bên trong đốt sống. Khi mắc phải căn bệnh này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống củng cần lưu ý. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống, được cấu tại từ các vòng xơ dày và bên trong có nhân, có tính đàn hồi cao. Vì vậy đĩa đệm có tác dụng như tên gọi của mình, đó chính là giảm sốc hỗ trợ đốt sống thực hiện chức năng.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, tình trạng này là do bệnh nhân đã tác động mạnh vào vùng đốt sống. Có thể là do tai nạn, bị ngã... Bên cạnh đó việc vận động sai tư thế, cúi hay xoay người đột ngột, đứng ngồi - nhóm người để nhấc các vật nặng... cũng là yếu tố khiến đĩa đệm bị lệch.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm
vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi

Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm mà không gây chèn ép tủy sống, hoặc rễ dây thần kinh thì sẽ không có biểu hiện cụ thể. Ngược lại nếu xảy ra sự chèn ép thì người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bị bệnh, tình trạng này có thể xảy ra tại chỗ hoặc lan ra những vùng khác. Ví dụ như khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ đau vai gáy hoặc thắt lưng rồi lan xuống cánh tay; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ đau lan xuống mông và xuống chân. Hay cơn đau sẽ tăng khi bị lạnh, khi đi lại và vận động.

Khi bị thoát vị đĩa đệm lâu ngày, người bệnh có thể bị teo cơ, liệt... làm đi lại rất khó khăn. Đặc biệt khi bị thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng rất nguy hiểm, sẽ khiến cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng sinh dục, đại-tiểu tiện hay bị đau đầu chóng mặt ở người bị thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ.

Nên làm gì khi bị thoát vị đĩa đệm?

Bên cạnh chú trọng vấn đề ăn uống, thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Không nên ỷ lại về bệnh lý mà làm chậm trễ quá trình khôi phục bệnh, nên nghỉ ngơi không nên đi lại hay vận động mạnh. Có thể đeo đai để bảo vệ cột sống và lưng, tránh bị tổn thương. Trong sinh hoạt hàng ngày, nghỉ ngơi, đi đứng nên vận động đúng tư thê; không mang, vác vật năng...

Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... để giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nên theo sát và làm theo chỉ định từ bác sĩ, nếu tình trạng nặng hơn thì sẽ phải cần sự can thiệp của ngoại khoa.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi

Khi bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý nhiều đến việc đi đứng và vận động

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Để nhanh chóng sớm hồi phục căn bệnh này, thì việc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì rất quan trọng. Vì vậy người bệnh cần phối hợp điều trị và chế độ ăn uống.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thêm canxi để giúp xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong sữa tươi, các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, đậu, cá hồi...

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi

Người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung nhiều vitamin D và vitamin K

Vitamin D, vitamin K cũng rất quan trọng tring quá trình phục hồi xương khớp. Vitamin D có vai trò hấp thụ và chuyển hóa canxi, còn Vitamin K có tác dụng tổng hợp protein hình thành xương. Những loại vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá hồi hạt điều, hạnh nhân, gan động vật, thịt heo... Nên ăn đầy đủ các loại hoa quả, trái cây tươi, sử dụng nhiều cam, táo, bưởi...

Đồng thời, khi bạn đã biết được người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì cũng cần tránh những loại thực phẩm hay thức ăn quá mặn hay quá ngọt. Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia... hay ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ...

>>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi