Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không?

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang là một căn bệnh về xương khớp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người gợi ý rằng tập yoga sẽ giúp tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không? Bài viết dưới đây Vicare sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không? Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không?

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang là một căn bệnh về xương khớp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người gợi ý rằng tập yoga sẽ giúp tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không? Bài viết dưới đây Vicare sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở vùng cột sống lưng thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống gây nên những cơn đau lưng dữ dội. Hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép quá mức khiến nó lồi ra khỏi vị trí giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường có các dạng chính là thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây đau cột sống cổ, đau thắt lưng, tê bì chân tay.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga-hay-khong-body-4

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm trong cơ thể có chức năng hỗ trợ giúp cột sống được chuyển động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, do tuổi tác, nghề nghiệp hay trọng lượng cơ thể sẽ gây áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, một số có thể kể đến như:

– Chấn thương cột sống do lao động quá sức, khuân vác vật nặng ở tư thế không phù hợp. Ngồi lâu trong một tư thế mà không có sự vận động thường xuyên cũng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

– Do tuổi tác: càng lớn tuổi thì xương khớp của bạn càng gặp nhiều vấn đề. Những người từ 30 tuổi trở đi là đã bắt đầu có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô. Khi đĩa đệm bị suy yếu sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong bị vỡ ra gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

– Do bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống, cong vẹo cột sống,... cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

– Thừa cân, béo phì: Cơ thể quá nặng sẽ làm tăng áp lực cho cột sống khiến các đĩa đệm bị suy yếu và gây thoát vị đĩa đệm.

– Nguyên nhân khác:

  • Chấn thương cột sống do tai nạn xe cộ, tập gym quá sức,....
  • Ăn uống thiếu hụt canxi và photpho
  • Sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,...
  • Bị thoát bị đĩa đệm bẩm sinh do truyền từ bố mẹ sang con cái.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga-hay-khong-body-5

Thoát vị đĩa đệm có nên tập Yoga hay không?

Nhiều người cho rằng người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, việc hạn chế vận động không chỉ làm cho các khớp xương mất dần đi tính linh hoạt mà còn khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần kết hợp việc rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường độ dẻo dai linh hoạt cho hệ xương của mình. Có rất nhiều bài tập giúp khắc phục tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong đó Yoga là một phương pháp được các chuyên gia công nhận về khả năng điều trị các bệnh về xương khớp mà nó mang lại.

Yoga là bộ môn thể dục có tác dụng giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường khí huyết và tuần hoàn máu, giúp giảm stress, đem đến cho con người cảm giác thư thái nhất.

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc tập các bài tập yoga sẽ giúp kéo dãn cơ lưng, làm giảm nhức mỏi và đau cơ, giảm triệu chứng tê bì chân tay. Đồng thời tăng cường sự linh hoạt, đàn hồi cũng như độ dẻo dai của các khớp, kích thích tuần hoàn máu tới các chi và giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga-hay-khong-body-1

Các bài tập Yoga dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

1. Tư thế đá chân

Động tác này có tác dụng làm mạnh gân cốt, săn chắc phần đùi, chân, tiêu hao mỡ bụng, kéo giãn dây thần kinh tọa, làm giảm các cơn đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Bạn nên chọn một nơi luyện tập rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Thực hiện động tác như sau: Đứng thẳng người, đưa chân trái lên cao vuông góc với người, bàn chân song song với mặt đất, đưa tay trái ra chạm vào mũi chân trái, chân phải làm trụ giữ thăng bằng cơ thể. Điều hòa nhịp thở nhẹ nhàng, mỗi bên chân thực hiện khoảng 15 lần.

2. Tư thế vặn mình

Tư thế này giúp kéo giãn toàn bộ phần lưng, cơ bụng, cơ liên gai đốt sống làm cho cột sống linh hoạt và mềm mại hơn.

Cách thực hiện như sau: Các bạn ngồi trên mặt sàn, chân duỗi thẳng, lưng và đầu thẳng. Chân phải co lên đồng thời vắt chéo lên chân trái, tay trái chạm vào đùi chân phải, tay phải để ra đằng sau và chống lên sàn. Sau đó quay người ra sau theo chiều kim đồng hồ, làm giống động tác vặn mình, tay trái giữ chặt đùi chân phải, kéo căng cơ lưng và giữ trong khoảng 15 giây thì quay trở lại tư thế ban đầu, đổi chân và tiếp tục làm theo chiều ngược lại.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga-hay-khong-body-2

3. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế này có tác dụng điều hòa cột sống, giảm cảm giác nhức mỏi ở xương khớp, giảm các vấn đề về tuyến giáp, cân bằng não, lồng ngực được mở rộng, giảm lo lắng căng thẳng, làm sáng mắt và giúp bạn có một cơ thể khỏe đẹp.

Cách thực hiện như sau: Bạn nằm sấp xuống, hai tay chống lên mặt sàn và đặt song song với hai vai, chân duỗi thẳng. Hít một hơi thật sâu và chậm, nhắm mắt và từ từ ưỡn đầu và ngực lên trên. Bàn chân duỗi căng hết sức, mũi chân giữ chặt sàn. Giữ nguyên tư thế đến khi nào thấy nóng ở lưng thì dừng lại. Thở ra từ từ và hạ người xuống sàn. Thả lỏng toàn thân khoảng vài giây rồi lại tiếp tục thực hiện khoảng 4-5 lần như vậy.

4. Tư thế cây cầu

Tư thế này có tác dụng làm tăng sức mạnh của cơ lưng, cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị chứng đau bụng kinh, có lợi cho người bị bệnh hen suyễn, viêm xoang, cao huyết áp và loãng xương.

Thực hiện như sau: người bệnh nằm ngửa, hai bàn chân chống xuống sàn và cách nhau khoảng 30cm. Kéo lui gót chân về phía hông sao cho khoảng cách chỉ bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn. Hít vào và nhấc hông lên khỏi sàn cao hết mức có thể, giữ khoảng 15 giây sau đó thở ra hạ lưng xuống từng phần một, từ lưng trên, lưng giữa, lưng dưới và cuối cùng là hông. Lặp đi lặp lại động tác trên trong khoảng từ 10 - 15 phút.

Những lưu ý trong quá trình tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm

Các bài tập Yoga kể trên có tác dụng rất tốt đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn kiên trì tập luyện mỗi ngày, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể, khớp xương hoạt động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập yoga nào cũng thích hợp cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, khi chọn yoga để luyện tập, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

- Trước khi bắt đầu tập yoga bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định xem tình trạng sức khỏe của mình hiện tại có phù hợp với môn thể thao này hay không, tránh tình trạng càng tập càng khiến bệnh nặng hơn.

vicare.vn-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga-hay-khong-body-3

- Khi bắt đầu, nên tập từ tư thế cơ bản đến phức tạp để cơ thể có thể bắt kịp với bài tập. Nên khởi động và làm nóng cơ thể 10 phút trước khi tập để các cơ khớp và dây chằng được dãn ra.

- Không cố gắng tập quá sức, nếu thấy đau thì nên dừng lại. Khi tập, cần có giáo viên hướng dẫn, không nên tự mày mò tập tại nhà vì sẽ không đảm bảo các động tác đạt chuẩn.

- Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 1 tiếng để tập các bài tập yoga đơn giản, nhẹ nhàng sẽ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được hiệu quả hơn.

- Các bài tập yoga này tuy rất tốt cho người bị thoát bị địa đệm nhưng nó chỉ có tác dụng giảm đau và giúp cho xương khớp được linh hoạt hơn mà không thể điều trị bệnh một cách triệt để. Người bệnh vẫn cần sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh và đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kì để kiểm tra sức khỏe của mình.