Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối khiến không ít bà bầu hoang mang lo lắng. Không ít trường hợp đã tự ý tìm cách chữa ngứa âm đạo khi mang thai từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vậy triệu chứng ngứa âm đạo khi mang thai là như thế nào? Điều trị thế nào?

Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối phải làm sao? Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối khiến không ít bà bầu hoang mang lo lắng. Không ít trường hợp đã tự ý tìm cách điều trị ngứa âm đạo khi mang thai từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vậy triệu chứng ngứa âm đạo khi mang thai là như thế nào? Điều trị thế nào? Sau đây HoiBenh sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây đến việc ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối

- Sự rạn da do căng giãn quá mức (xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ. Nguyên nhân dẫn đến thai phụ bị ngứa cơ quan sinh dục này thường bị ngứa ở vùng háng và vùng mu. Bên cạnh đó thai phụ có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi...

- Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Những thay đổi này cũng làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có...). thường gây ngứa ở vùng bẹn và vùng mu.

- Mẹ bầu bị đổ mồ hôi nhiều: việc ra mồ hổi nhiều sẽ làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn...

- Thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.

- Bị viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): hiện tượng này sẽ xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.

- Bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.

vicare.vn-ngua-am-dao-khi-mang-thai-thang-cuoi-phai-lam-sao-body-1

2. Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Chị em lúc mang thai tháng cuối bị ngứa vùng kín tuyệt đối không được gãi hoặc chà sát mạnh. Vì tam giác mật là vùng nhạy cảm, vì thế nếu tác động mạnh đến nó sẽ dễ gây trầy xước, gây nhiễm trùng. Để hạn chế triệu chứng khó chịu trên chị em có thể làm theo những lời khuyên sau:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Khi tắm, không tắm nước quá nóng, không dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín. Đặc biệt chị em không nên tự ý làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Chị em nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, đun kĩ. Thông thường những loại lá này có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều...

Chọn quần áo

Nên mặc quần áo rộng rãi với chất liệu vải cotton (kể cả đồ lót).b Không được mặc quần áo bó sát.

Về ăn uống

Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng...), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi...). Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.

Sử dụng kem dưỡng da cho bà bầu

Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên vùng da bị ngứa hay bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.

Không mặc quần áo ẩm ướt

Không nên đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng và đặc biệt không để cơ thể ra mồ hôi nhiều. Điều bạn cần nhớ nhất đó là tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt đặc biệt là quần lót.

Lưu ý: Nếu đã thực hiện tất cả các nguyên tắc trên mà vùng kín của bạn vẫn bị ngứa kèm dấu hiệu nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và kịp thời điều trị.

vicare.vn-ngua-am-dao-khi-mang-thai-thang-cuoi-phai-lam-sao-body-2

3. Điều trị ngứa âm đạo

Khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt tránh điều trị nấm bằng các loại thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.

Trong thời gian tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên.

Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Bạn cần nhớ rằng, khi đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

Quan trọng hơn nữa trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể vệ sinh âm đạo bằng nước lá chè xanh đun sôi để nguội làm vệ sinh âm đạo, không dùng lá trầu không như bạn hỏi trong thư.

Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.

Tháng cuối của thai nhi rất là quan trọng vì thế các mẹ cần phải cận thận trong việc vệ sinh vùng kín để không bị ngứa và cào xước tử cung. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thực hiện các biện pháp vệ sinh hay uống thuốc. HoiBenh đã cung cấp cho các mẹ những thông tin về việc điều trị bệnh ngứa vùng tử cung để giúp các mẹ có biện pháp vệ sinh, điều trị phù hợp nhất.

>>>Xem thêm: Chảy máu âm đạo khi mang thai là gì?

>>>Xem thêm: Làm sao để phòng tránh ngứa và sưng vùng kín khi mang thai?