Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?
Nhiều người cho rằng ăn trứng ngỗng trong thời gian mang bầu thì con sẽ thông minh, vậy mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Trứng ngỗng có phải là thần dược như mọi người nghĩ? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?
Nhiều người cho rằng ăn trứng ngỗng trong thời gian mang bầu thì con sẽ thông minh, vậy mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng không? Trứng ngỗng có phải là thần dược như mọi người nghĩ? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trứng ngỗng tốt đến đâu?
Các cụ ngày xưa hay quan niệm, ăn trứng ngỗng khi mang bầu sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh bởi trứng ngỗng có nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, đến giờ các bằng chứng khoa học hiện đại đã khẳng định: Trứng ngỗng không phải là thần dược như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, các dưỡng chất có trong trứng ngỗng còn không bằng trứng gà.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: trứng ngỗng có 13,5% chất protein; 0,33mg% vitamin A; 13,2% lipid; 0,10mg% vitamin B1; 0,30mg% vitamin B2; 0,1mg% ... So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà chỉ 11,6%).
Thêm nữa, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ mang bầu. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa trứng gà ( trứng ngỗng là 0,33mg% còn trứng gà 0,70mg%). Mặt khác, trứng ngỗng lại có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khoẻ phụ nữ mang bầu. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng.
Ngoài ra trên thực tế cũng chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh. Các mẹ cũng cần biết rằng việc ăn uống khoa học và cân bằng mới là quan trọng. Mẹ bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà chỉ 3 - 4 quả 1 tuần. Đừng cố ép mình ăn khi cơ thể không có nhu cầu.
Từ đó có thể tóm lược lại vấn đề mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng không. Thực ra mẹ bầu vẫn nên ăn nhưng không nên ăn nhiều và liên tục vì điều này cũng không phải là tốt như mọi người nghĩ.
>>> Xem thêm: Tác dụng của trứng ngỗng đối với phụ nữ mang thai
Vậy mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Không có mốc thời gian cụ thể và chuẩn xác nào quy định về việc bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, một điều dễ thấy ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, đa số mẹ bầu thường bị ốm nghén nên vấn đề ăn uống gặp nhiều khó khăn. Mà trong khi đó trứng ngỗng thì khá là to, lại là loại thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, để ăn hết cũng là một thách thức. Vậy nên, để quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.
Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng, nếu như không có nhu cầu, mẹ bầu không cần ép mình ăn mà có thể thay vào đó bằng các loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng tương tự như trứng gà, trứng vịt. Vì trứng ngỗng thường hiếm mà lại có giá thành đắt đỏ hơn.
Mẹo chọn chọn trứng ngỗng tốt nhất cho bà bầu
Để lựa chọn trứng ngỗng có chất lượng tốt, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng các cách sau:
Thứ nhất: Soi trứng trên nguồn ánh sáng, mẹ bầu nắm quả trứng trong lòng bàn tay sao cho hở hai đầu trứng. Mắt nhìn vào một đầu, đầu còn lại soi trên ánh sáng. Nếu thấy quả trứng có màu hồng với một chấm, nhìn rõ túi khí thì nên chọn.
Thứ hai: Dùng dung dịch nước muối 10%: mẹ bầu chỉ cần thả trứng vào nếu trứng chìm xuống đấy thì nghĩa là trứng mới. Nếu trứng lơ lửng thì là trứng đã đẻ 3 – 5 ngày. Còn nếu trứng nổi trên mặt thì trứng đẻ đã quá ngày.
Những thông tin mà HoiBenh cung cấp trên đây hẳn đã phần nào giúp các mẹ bầu biết được rằng liệu mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng? Dù nên ăn nhưng một mình quả trứng ngỗng cũng không thể đáp ứng đủ chất chất dinh dưỡng cho mẹ bầu được. Vì vậy mẹ bầu nên kết hợp ăn trứng ngỗng cùng nhiều rau củ quả, cá thịt...Nếu muốn con mình phát triển khỏe mạnh ngay khi còn trong bụng mẹ.