Mang thai ở tuần thứ mấy thì ốm nghén “vật vã”?

Ốm nghén là dấu hiệu điển hình ở phụ nữ thời kỳ mang thai. Trong thời gian này, bà bầu thưởng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi hoặc thậm chí là không ăn uống được gì. Do đó, rất nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng “Mang thai ở tuần thứ mấy thì nghén?” để có sự chuẩn bị chu đáo nhất giúp giảm các triệu chứng ốm nghén.

Mang thai ở tuần thứ mấy thì ốm nghén “vật vã”? Mang thai ở tuần thứ mấy thì ốm nghén “vật vã”?

Ốm nghén xảy ra ở tuần thứ mấy của thai kỳ?

Mặc dù là hiện tượng bình thường của cơ thể khi mang thai, song đối với nhiều mẹ bầu thì ốm nghén xảy ra khá nghiêm trọng dẫn đến mất nước, thiếu hụt nguồn dinh dưỡng. Biểu hiện thường thấy khi bị ốm nghén là buồn nôn, nôn mửa liên tục, kén ăn hoặc không thể ăn được gì. Các triệu chứng sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 6 và có thể chấm dứt sau tuần thứ 12. Với phụ nữ sức khỏe yếu, ốm nghén có thể kéo dài dai dẳng trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh con, song một số người lại không bị ốm nghén hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ.

vicare.vn-mang-thai-o-tuan-thu-may-thi-nghen-vat-va-body-1

Nguyên nhân gây nên ốm nghén là gì?

Chưa có kết luận nào chắc chắn về nguyên nhân gây ra ốm nghén, tuy nhiên nó có thể là kết quả của những thay đổi vật lý diễn ra bên trong cơ thể mẹ bầu.

- Hormone hCG: Loại hormone này gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ đầu mang thai. Theo đó, các triệu chứng ốm nghén có xu hướng biểu hiện mạnh hơn tỷ lệ thuận với hàm lượng hCG

- Estrogen: Cũng là hormone tăng nhanh vào đầu thời kỳ mang thai, estrogen là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên hiện tượng ốm nghén

- Hệ tiêu hóa nhạy cảm: Dạ dày của phụ nữ nhạy cảm hơn với những thay đổi của thời kỳ đầu khi mang thai dẫn đến cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó hệ thần kinh của một số bà bầu còn nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị nên rất dễ nôn mửa

vicare.vn-mang-thai-o-tuan-thu-may-thi-nghen-vat-va-body-2

Nên và không nên làm gì để giảm các triệu chứng ốm nghén?

Mặc dù là hiện tượng không quá nguy hiểm, thế nhưng ốm nghén lại gây nên những khó chịu cho bà bầu. Vì thế, để giảm thiểu những triệu chứng, HoiBenh xin được đưa ra một số lời khuyên như sau:

- Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ

- Uống nước trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút

- Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước để tránh mất nước

- Ăn bất cứ thứ gì bạn thích ăn, bất cứ khi nào bạn cảm thấy bạn có thể

- Mở cửa sổ hoặc bật quạt bay mùi khi nấu ăn nếu bạn nhạy cảm với mùi vị

- Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ trưa trong ngày

- Tránh những nơi ấm; Cảm thấy nóng thêm vào buồn nôn .

- Ngâm chanh hoặc gừng, uống nước chanh hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn

- Đi bộ hít thở không khí trong lành cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn

vicare.vn-mang-thai-o-tuan-thu-may-thi-nghen-vat-va-body

- Giữ đồ ăn nhẹ, chẳng hạn như bánh quy giòn bên cạnh giường. Khi thức dậy, hãy nhấm nháp một vài miếng bánh quy giòn và sau đó nghỉ ngơi trong vòng 20 đến 30 phút. Điều này có thể giúp cho mẹ bầu cảm thấy tốt hơn sau khi bị nôn mửa vào buổi đêm


- Bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng ốm nghén và tăng hiệu quả hấp thu sắt


- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không lo âu cũng là chìa khóa vàng giúp các mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.


Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh một số điều dưới đây:


- Không nên nằm ngay sau khi ăn.


- Đừng bao giờ bỏ bữa ăn


- Không nấu ăn hoặc ăn thức ăn cay, tránh những đồ ăn nhiều chất béo và khó tiêu hóa