Liên quan về đường tình dục bệnh nào có thể phát hiện từ việc làm xét nghiệm?
Nhiều người mắc các bệnh sau khi quan hệ tình dục nhưng không biết nguyên nhân vì sao. Thế nên, họ thường để tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng mới đi thăm khám. Để khắc phục điều này, các bác sĩ khuyên bạn nên tiến hành chẩn đoán các bệnh liên quan về đường tình dục bằng các xét nghiệm.
Liên quan về đường tình dục bệnh nào có thể phát hiện từ việc làm xét nghiệm?
Nhiều người mắc các bệnh sau khi quan hệ tình dục nhưng không biết nguyên nhân vì sao. Thế nên, họ thường để tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng mới đi thăm khám. Để khắc phục điều này, các bác sĩ khuyên bạn nên tiến hành chẩn đoán các bệnh liên quan về đường tình dục bằng các xét nghiệm.
1. Xét nghiệm phát hiện bệnh Chlamydia
Chlamydia là bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến ở người do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên.
Ở nữ giới, nhiễm Chlamydia chủ yếu ở cổ tử cung do lây qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng. Phụ nữ thường mắc bệnh này qua quan hệ tình dùng bằng đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng.
Chlamydia được gọi là " căn bệnh thầm lặng" ở phụ nữ, khi bị nhiễm nó không gây ra bất kỳ triệu chứng điển hình nào với 70-80% trường hợp và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi được phát hiện. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm chảy máu bất thường ở âm đạo, đau bụng, đau khi giao hợp, sốt, đi tiểu đau hoặc muốn đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường (tiểu gấp).
Ở nam giới, Ở nam giới, khoảng 50% các trường hợp những người bị nhiễm chlamydia có biểu hiện viêm niệu đạo. Một số triệu chứng bao gồm cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu, đau hoặc sưng tinh hoàn, có thể biểu hiện sốt. Việc chảy mủ dương vật không nặng như ở bệnh lậu. Nếu không được điều trị, chlamydia ở nam giới có thể lan đến tinh hoàn gây viêm mào tinh hoàn. Trong trường hợp hiếm có thể dẫn đến vô sinh nếu không được chữa trị trong 6-8 tuần đầu.
Chlamydia cũng là một nguyên nhân tiêm ẩn gây viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, mặc dù sự liên quan chính xác trong viêm tuyến tiền liệt là khó để xác định được do ô nhiễm có thể từ viêm niệu đạo.
Xét nghiệm Chlamydia phát hiện bệnh liên quan đến đường tình dục
Xét nghiệm này dựa trên sự khuếch đại của DNA có trong vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Xét nghiệm chlamydia thường nhạy cảm hơn và cụ thể hơn các xét nghiệm chlamydia khác và có thể được thực hiện trên nước tiểu từ cả nam giới và phụ nữ, giúp giảm thiểu việc khám phụ khoa ở phụ nữ.
Các xét nghiệm chlamydia khác bao gồm xét nghiệm kháng thể trực tiếp dùng tia huỳnh quang (DFA) - giúp phát hiện kháng nguyên chlamydia, và các xét nghiệm tìm kiếm chất liệu di truyền DNA của của vi khuẩn chladmydia nhưng ít nhạy cảm hơn xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT).
Các phương pháp xét nghiệm Chlamydia để phát hiện bệnh về tình dục
Phương pháp xét nghiệm cChlamydia
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có chứa trong dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Vì vậy, các xét nghiệm để chẩn đoán chlamydia thường là xét nghiệm dịch niệu đạo, âm đạo ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng gì. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ hậu môn hoặc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự hiện diện của chlamydia.
Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test)
Xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục của người bệnh như dịch tiết niệu đạo, âm đạo. Ở bệnh nhân nam, tốt nhất là lấy giọt sương ban mai ở đầu dương vật vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy, mẫu bệnh phẩm này sẽ cho kết quả nhanh được sử dụng để sàng lọc ban đầu. Tuy nhiên, Quick test vẫn có tỷ lệ âm tính giả đối với những trường hợp mới bị nhiễm, độ chính xác không cao.
Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgM
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm này là huyết thanh của người bệnh. Các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm kháng thể để phát hiện IgG và IgM trong mẫu huyết thanh nhằm đánh giá tình trạng bệnh là cấp tính hay mạn tính.
Xét nghiệm PCR Chlamydia
Xét nghiệm này cũng lấy mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục của người bệnh nhưng được thực hiện với kỹ thuật hiện đại hơn so với Quick test. Phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu cao, kết quả nhanh, được coi là phương pháp tốt nhất để xét nghiệm bệnh chlamydia.
Ngoài ra, tại các phòng xét nghiệm hiện đại, người ta có thể sử dụng phương pháp lai axit nucleic (DNA probe) hoặc sinh học phân tử (PCR), nuôi cấy phân lập. Phương pháp kiểm tra độ mẫn cảm với DNA và PCR là phương pháp rất tiện dụng, cho kết quả nhanh, chính xác, vì vậy nó được ứng dụng rộng nhất.
2. Xét nghiệm phát hiện bệnh HIV lây qua đường tình dục
Xét nghiệm HIV nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người. Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV.
Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để nhận biết bạn đã bị nhiễm.
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ “cửa sổ” tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.
Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.
Cách phòng ngừa HIV
- Sử dụng bao cao su
- Không quan hệ tình dục với người lạ (gái mại dâm, trai bao...)
- Đi xét nghiệm an toàn trước khi quan hệ tình dục
- Tiêm chủng phòng ngừa bệnh tình dục
- Tránh quan hệ tình dục tập thể
3. Xét nghiệm phát hiện bệnh lậu
Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu
Phương pháp xét nghiệm trực tiếp
Lấy chất bài tiết từ niệu đạo của người bệnh, nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân. Phương pháp này có hiệu quả với phần lớn với người mắc lậu đơn thuần, cho tỷ lệ dương tính khoảng 90%; đối với các trường hợp bệnh lậu mạn tính tỷ lệ dương tính thấp hơn, vì vậy cần lấy dịch tiếp xúc ở tuyến tiền liệt nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện.
Phương pháp nuôi cấy
Lậu cầu được nuôi cấy là bằng chứng quan trọng để chẩn đoán. Tuy nhiên đây là phương pháp khá mẫn cảm đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, nuôi cấy cho kết quả dương tính là có thể chẩn đoán. Trước đây, nuôi cấy là phương pháp duy nhất được tổ chức y tế thế giới khuyên dùng.
Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm
Sau khi kết quả nuôi cấy dương tính ta tiếp tục tiến hành thử nhiệm phản ứng của thuốc. Dùng phương pháp khuếch tán để kiểm tra tính nhạy cảm hoặc dùng phương pháp Agar pha loãng để xác định nồng độ kháng khuẩn nhỏ nhất (MIC).
Phương pháp xét nghiệm PPNG
Bệnh lậu dương tính cho kết quả PPNG, âm tính N-PPNG
Cách phòng ngừa bệnh lậu
bạn nên thực hiện nguyên tắc chung thủy, một vợ một chồng. Tuyệt đối không nên có quan hệ tình dục với gái mại dâm, với người có mầm bệnh lậu. Nếu có quan hệ thì nên sử dụng bao cao su.
Nên thực hiện thói quen không mặc chung đồ lót và đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là với những người có mầm bệnh lậu.
Nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trong những dịp đặc biệt như: phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
Nếu bạn phát hiện mình có những biểu hiện lạ như: đái dắt, đái buốt, đái ra mủ ...thì nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và làm những xét nghiệm cần thiết để có được những chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
4. Xét nghiệm phát hiện bệnh Giang mai
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác.
Các xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai
Xét nghiệm khi không có biểu hiện trong giai đoạn sớm
Chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà Xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo. Cách chẩn đoán tương đối chính xác là soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre), dịch âm đạo ở phụ nữ, dịch niệu đạo ở nam giới để tìm xoắn khuẩn giang mai.
Xét nghiệm khi có biểu hiện là xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA
Xét nghiệm RPR có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, RPR được áp dụng với những người có các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, trường hợp RPR cho kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai, bởi vậy, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giang mai kín có thể cho kết quả RPR(-). Xét nghiệm RPR này tương tự xét nghiệm VDRL.
Xét nghiệm TPHA
Xét nghiệm TPHA dùng để xác định có nhiễm bệnh Giang Mai hay không sau khi có kết quả RPR(+). Nếu TPHA (+) thì khả năng bị giang mai là rất cao. Nếu không có hành vi nguy cơ nào (quan hệ tình dục dùng bao cao su, chưa quan hệ) nhưng xét nghiệm TPHA (+), thì nên làm thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody - Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
Những ai nên xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Các xét nghiệm STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai đã hoặc đang hoạt động tình dục. Và ý tưởng xét nghiệm lại đặc biệt tốt nếu:
- Bạn cần xét nghiệm để bắt đầu một mối quan hệ mới
- Bạn và bạn tình của bạn đang suy nghĩ về việc không sử dụng bao cao su
- Bạn tình của bạn đã lừa dối bạn
- Bạn có nhiều bạn tình
- Bạn có triệu chứng nghi ngờ bạn có thể mắc một STDs
Nếu bạn đang có một mối quan hệ đôi bên lâu dài, chung thủy một vợ một chồng, và cả hai bạn đã được xét nghiệm trước hôn nhân, bạn có thể không cần xét nghiệm STDs thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng không kiểm tra trước hôn nhân. Có thể là một hoặc cả hai bạn đã mắc một STDs và không được chẩn đoán trong nhiều năm.