Kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường
Bác tôi bị tiểu đường đã 13 năm, thời gian đầu còn dùng thuốc uống nhưng từ 5 năm nay đã phải sử dụng Insulin dạng tiêm để điều chỉnh đường huyết. Tháng nào bác cũng xuống tận bệnh viện tỉnh khám định kỳ, làm xét nghiệm và lấy thuốc về. Dưới đây là những kinh nghiệm khi xét nghiệm tiểu đường mà bác đã tích lũy được và chia sẻ với tôi.
Kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường
Bác tôi bị tiểu đường đã 13 năm, thời gian đầu còn dùng thuốc uống nhưng từ 5 năm nay đã phải sử dụng Insulin dạng tiêm để điều chỉnh đường huyết. Tháng nào bác cũng xuống tận bệnh viện tỉnh khám định kỳ, làm xét nghiệm và lấy thuốc về. Mới đây bố tôi cũng đi khám và nhận được kết luận Đái tháo đường túyp 2. Tôi rất lo lắng và liền sang nhà bác "tầm sư học đạo", hỏi bác về những lưu ý trong sinh hoạt, đời sống, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là những kinh nghiệm khi xét nghiệm tiểu đường mà bác đã tích lũy được và chia sẻ với tôi.
Thứ nhất: Những việc cần làm trước ngày đi xét nghiệm tiểu đường
* Việc đầu tiên là cần sử dụng thuốc theo đúng y lệnh của bác sỹ
Điều này rất quan trọng. trước ngày đi khám bệnh nhân nhất định cần sử dụng thuốc một cách đầy đủ và đúng liều lượng, thời gian theo đơn mà bác sỹ đã chỉ định trong sổ theo dõi, vì việc này vô cùng hữu ích cho bác sỹ khi đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.
* Trước ngày đi xét nghiệm tiểu đường, hãy thử Glucose máu mao mạch ít nhất 3 ngày liên tiếp.
Việc thử đường máu tại nhà hiện nay vô cùng đơn giản và hầu như bệnh nhân tiểu đường nào cũng có điều kiện mua và dễ dàng sử dụng với thời gian test rất ngắn. Đây chính là cơ sở để các bác sỹ thay đổi và điều chỉnh phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
* Không thay đổi nhiều về chế độ ăn uống, sinh hoạt trước ngày đi xét nghiệm tiểu đường vì điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng trong kết quả xét nghiệm.
* Cần nhịn đói trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Đây được coi là một nguyên tắc quan trọng mà bất cứ bệnh nhân nào xét nghiệm máu liên quan đến đường huyết cũng cần nhớ rõ. Để việc lấy máu xét nghiệm được tốt nhất thì vào buổi sáng sau khi ngủ dậy người bệnh cần nhịn ăn sáng, đồng thời không nên ăn sau 22 giờ đêm ngày hôm trước.
Thứ hai: Những xét nghiệm cần làm mỗi lần đi xét nghiệm tiểu đường
* Xét nghiệm đường máu: Được làm ở tất cả các lần khám.
* Xét nghiệm nước tiểu: Làm ở tất cả các lần khám.
* Các xét nghiệm Mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol), chức năng thận ( ure, creatinin), acid uric, men gan (SGOT, SGPT): 1 tháng/ lần.
* Điện tâm đồ và soi đáy mắt: Thường khoảng 3 - 6 tháng/ lần.
* Ngoài ra, nếu cảm thấy có bất thường gì về hệ tiết niệu hay tiêu hóa, hãy đề nghị bác sỹ làm xét nghiệm microalbumin niệu, siêu âm ổ bụng,...
Những chú ý về vật dụng bệnh nhân cần mang theo khi đi xét nghiệm tiểu đường
* Sổ theo dõi sức khỏe định kỳ: đây là cơ sở để bác sỹ đánh giá hiệu quả, liều lượng, loại thuốc của quá trình trước đó và để ra hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.
* Mang theo vỏ thuốc, vỏ lọ Insulin, bơm tiêm và nhờ bác sỹ kiểm tra lại xem có dùng đúng cách không.
Trên đây là những kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường mà bác tôi rất tâm đắc, tôi cũng đã tìm hiểu và chắc chắn nó sẽ là một trong những cẩm nang để tôi chăm sóc sức khỏe cho bố. Tôi hy vọng những chia sẽ hữu ích về kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường này sẽ được nhiều người biết đến và đón nhận.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.