Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé
Viêm VA là một trong các căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ tại Việt Nam. Dù không nguy hiểm tới tính mạng song bệnh dễ tái phát khiến không ít bậc phụ huynh lo ngại và những kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé vì thế cũng được đặc biệt quan tâm
Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé
Viêm VA là một trong các căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ tại Việt Nam. Dù không nguy hiểm tới tính mạng song bệnh dễ tái phát khiến không ít bậc phụ huynh lo ngại và những kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé vì thế cũng được đặc biệt quan tâm
Tìm hiểu về bệnh viêm VA ở trẻ
Viêm VA (Vesgestation Adenoides) là bệnh lý tai mũi gặp thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 5 tuổi. Bệnh viêm VA ở trẻ tuy không đe doạ tới tính mạng song thường tái phát và gây nhiều biến chứng.
Theo báo Sức Khoẻ Đời Sống, VA có từ lúc trẻ mới chào đời, bản chất là tổ chức lympo tương tự như amida, bình thường chỉ dày khoảng 2 – 3mm và không gây cản trở hô hấp. VA phát triển từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, phát triển mạnh khi trẻ 2 – 5 tuổi và từ 9 – 10 tuổi trở đi, VA teo dần, chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở một số người do viêm VA kéo dài, quá phát nên đến tuổi trưởng thành vẫn còn tồn tại.
Trước khi tìm hiểu về kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé, các bậc phụ huynh cần nắm được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm VA
- Trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn uống đồ quá lạnh.
- Do virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành những tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm vi khuẩn.
- Trẻ cũng có thể bị viêm VA sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, cúm,...
- Do ô nhiễm môi trường sống (khói thuốc lá, khói bụi,...)
Triệu chứng của bệnh viêm VA
- Trẻ bị sốt từ 38 – 39 độ C hoặc cao hơn; chảy nước mũi, ban đầu nước mũi loãng và trong nhưng những ngày sau đó có chất nhầy và mủ.
- Trẻ bị ngạt mũi, đặc biệt là khi trẻ ngủ hoặc ở những trẻ đang bú mẹ.
- Bé bị viêm VA thường đi kèm ho, nếu có biến chứng viêm phế quản thì triệu chứng này càng trầm trọng hơn.
- Trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, hơi thở hôi.
- Khi bệnh nặng hơn sẽ chuyển thành viêm tai giữa và viêm phế quản, khiến trẻ ho dữ dội, thở khò khè sau vài ngày sốt cao.
Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé
Cách chữa viêm VA cho bé tốt nhất là cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay, nếu trẻ có triệu chứng viêm hô hấp cần đi khám chuyên khoa nhi. Cha mẹ không nên chủ quan khi bé bị viêm VA bởi các biến chứng của bệnh có thể cản trở việc lưu thông không khí qua đường mũi, dẫn tới não bộ luôn thiếu oxy khiến trẻ kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Dù cha mẹ đã có kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé trong quá khứ hay chưa cũng tuyệt đối không được tự mua thuốc kháng sinh về điều trị cho trẻ. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bé bị sốt là hoàn toàn không đúng bởi đây không phải loại thuốc chữa bách bệnh. Nếu trẻ sốt cao mà chưa kịp đi khám thì nên lấy khăn sạch nhúng nước ấm để lau vùng cổ, bẹn, nách và đắp khăn ấm lên trán cho bé. Lưu ý không dùng nước đá, nước lạnh để đắp trán hoặc chườm cho trẻ vì sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, có thể hạ nhiệt bằng cách cho uống paracetamol hoặc đặt hậu môn (dạng viên đặt) với liều lượng 10mg/kg cân nặng của bé.
Việc điều trị cho trẻ bị viêm VA như thế nào phải do bác sĩ khám trực tiếp cho bé chỉ định, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nếu bé mới bị lần đầu hoặc điều trị ngoại khoa (nạo VA). Nạo VA thường không có biến chứng gì và chỉ kéo dài trong khoảng 30 – 60 phút là có thể về nhà, trẻ vẫn ăn uống bình thường không cần kiêng gì. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa nạo VA và cắt amidan, và đặc biệt chỉ nạo VA khi chưa có biến chứng xảy ra thì mới có tác dụng ngăn ngừa biến chứng do viêm VA gây ra, nếu đã có biến chứng rồi thì cách điều trị này cũng vô tác dụng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé từ nicknam Hoaian197930 trên trang Webtretho nếu bé mới bị lần đầu như sau: Hàng ngày cho trẻ uống trái quất chưng đường phèn và nước lá diếp cá, ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 10ml/loại, bé sẽ ít bị tái phát và không phải thở bằng miệng.
Cách phòng bệnh viêm VA cho trẻ
- Giữ vệ sinh mũi họng cho bé, thường xuyên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé.
- Mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần.
- Cải thiện môi trường sống cho trẻ bằng cách giữ nhà ở thoáng đãng khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ sinh hoạt ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá.
- Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm VA cấp hoặc viêm mũi họng, kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé phụ huynh có thể tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc như bài viết đã đề cập ở trên.
Địa chỉ khám chữa viêm VA cho bé
1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương
Địa chỉ khám bệnh: Số 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa – thành phố Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: (024) 3868 6050
Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi họng, có đầy đủ các chuyên khoa từ thăm khám, cấp cứu, điều trị bệnh tai mũi họng người lớn và ở trẻ em...
Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập trung đội ngũ chuyên gia hùng hậu về tai mũi họng hàng đầu cả nước. Cùng với bề dày truyền thống, các trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ con người tài năng, đây là cơ sở uy tín hàng đầu về các bệnh lý Tai Mũi Họng.
2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ khám bệnh: Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 0989171462 – 024.38693731
Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa Tai Mũi Họng ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có các phẫu thuật amidan và nạo V.A.
Khoa Tai Mũi Họng đã cấp cứu và xử trí cứu sống nhiều bệnh nhân nặng như áp xe não, viêm màng não do tai, áp xe cạnh cổ, các trường hợp dị vật đường ăn, đường thở. Phối kết hợp chặt chẽ với các viện, khoa trong bệnh viện để giải quyết các bệnh nhân có liên quan đến nhiều chuyên khoa như khoa hồi sức cấp cứu, trung tâm ung bướu, khoa nội tiết đái tháo đường. Thường xuyên trao đổi chuyên môn với các khoa cận lâm sàng như khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa vi sinh, trung tâm giải phẫu bệnh. Phát triển các kĩ thuật cao của chuyên khoa ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Với đội ngũ các bác sĩ và điều dưỡng có trình độ cao, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên khoa khác trong bệnh viện, khoa phấn đấu trở thành một trung tâm Tai Mũi Họng hàng đầu của Việt Nam.
3. Phòng khám Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sơ sở 1
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30
- Thứ Bảy: 06:30 - 12:0
Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có chức năng khám và điều trị tất cả các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Khoa quy tụ nhiều thầy thuốc là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao và là giảng viên của Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực Tai Mũi Họng trong cả nước. Hiện nay, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có 4 phòng khám và 1 phòng nội soi chức năng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người bệnh về Tai Mũi Họng.
4. Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngòai chức năng khám, điều trị, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện phối hợp với trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phụ trách phần thực hành cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện còn chủ động mời các giáo sư, bác sĩ nước ngòai tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng điều trị.
Điện thoai: 0283 9317 381
Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, 9, quận 3, TP. Hồ Chí Minh