Kiến thức mẹ bầu cần biết về băng huyết sau sinh

Tình trạng băng huyết xảy ra ở sản phụ mất 500 ml hoặc nhiều hơn sau khi sinh. Theo ước tính của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có khoảng 18% phụ nữ bị băng huyết sau khi trên tổng số các ca sinh nở. Đây là một trong những tai biến sau sinh nghiêm trọng đối với cả sản phụ và bác sĩ, ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì huyết áp của cơ thể, gây co giật hoặc thậm chí là tử...

Kiến thức mẹ bầu cần biết về băng huyết sau sinh Kiến thức mẹ bầu cần biết về băng huyết sau sinh

Tình trạng băng huyết xảy ra ở sản phụ mất 500 ml hoặc nhiều hơn sau khi sinh. Theo ước tính của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có khoảng 18% phụ nữ bị băng huyết sau khi trên tổng số các ca sinh nở. Đây là một trong những tai biến sau sinh nghiêm trọng đối với cả sản phụ và bác sĩ, ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì huyết áp của cơ thể, gây co giật hoặc thậm chí là tử vong. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản mà mẹ bầu cần biết về băng huyết sau sinh để phòng tránh hậu quả khó lường có thể xảy ra.

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-3

Những triệu chứng của băng huyết sau sinh

Một số triệu chứng liên quan với băng huyết sẽ quan sát được bằng mắt thường, song nhiều trường hợp có thể phải tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

- Chảy máu nhiều và không có dấu hiệu giảm bớt hoặc ngừng

- Tụt huyết áp

- Sụt giảm số lượng tế bào máu hoặc hematocrit

- Tăng nhịp tim

- Phù nề

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-7

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Tử cung co bóp yếu

Tử cung mất tính đàn hồi là nguyên nhân chiếm đến 70% các trường hợp băng huyết sau sinh. Do đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ co bóp của tử cung sau khi sinh, nếu tử cung mất đi trương lực thì có nguy cơ bị băng huyết cao.

Chất lượng tử cung kém

20% các trường hợp băng huyết sau sinh là do chấn thương hoặc rách tử cung. Điều này có thể do sinh nở nhiều lần, u xơ tử cung hoặc tử cung dị dạng.

Nhau thai tiền đạo

Khoảng 10% băng huyết sau sinh là do hiện tượng nhau thai tiền đạo. Với chức năng chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nhau thai sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Song có những trường hợp, nhau thai nằm ở vị trí thấp hơn bình thường và che kín một phần hoặc toàn phần tử cung. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến thai phụ chảy máu âm đạo rất nhiều, mất máu, thậm chí là tử vong.

Thrombin

Rối loạn quá trình đông máu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh. Thrombin là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu trong cơ thể. Trong điều kiện thiếu hụt trong thrombin, tỷ lệ băng huyết sau sinh của sản phụ là rất lớn. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán tình trạng đông máu thông qua các xét nghiệm máu, chẳng hạn như:

- Xét nghiệm số lượng tiểu cầu

- Hàm lượng fibrinogen

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-4

Các biến chứng liên quan đến băng huyết sau sinh

- Thiếu máu

- Chóng mặt khi đứng

- Mệt mỏi

Rất dễ bị nhầm lẫn các triệu chứng của băng huyết sau sinh với những biểu hiện xảy ra trong thời kỳ hậu sản. Trong trường hợp nghiêm trọng, băng huyết có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho sản phụ, bao gồm thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu oxy đến tim, thậm chí là tử vong.

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-2

Chẩn đoán băng huyết sau sinh

Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng ước lượng lượng máu mất trong quá trình sinh. Nếu bạn sinh nở bình thường qua cửa âm đạo, bác sĩ sẽ đặt một túi đặc biệt ở phía cuối của bàn chuyển dạ và sinh để ước tính chính xác hơn lượng máu chảy. Một số phương pháp chẩn đoán băng huyết sau sinh thường dựa trên các yếu tố quan trọng như mạch, huyết áp, hàm lượng oxy. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm mẫu máu để xác đinh hàm lượng hemoglobin hoặc hematocrit, kết quả sẽ giúp họ đánh giá sự mất máu của sản phụ.

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-5

Điều trị băng huyết sau sinh

Dựa trên cơ sở nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp:

Tử cung mất trương lực

Nếu tử cung mất trương lực gây ra băng huyết, bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách xoa bóp tử cung. Điều này không những giúp tử cung co bóp đều đặn và săn chắc mà còn ngăn chặn hiệu quả sự chảy máu.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể cải thiện sự mất trương lực của tử cung, chẳng hạn như oxytocin. Bác sĩ chuyên khoa sản phụ có thể tiêm thuốc qua tĩnh mạch, hoặc tiêm vào cơ bắp. Trong thời gian mổ, bác sĩ cũng có thể tiêm oxytocin vào tử cung của người mẹ.

Nhau thai tiền đạo

Nếu mô nhau thai vẫn còn trong tử cung, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật cần thiết để loại bỏ các mảnh mô vẫn còn sót lại trong tử cung sau khi sinh.

Vết thương tử cung

Bác sĩ có thể sửa chữa tổn thương tử cung của bạn bằng cách chèn miếng bọt biển hoặc một quả bóng y tế vào tử cung và bơm phồng nó. Điều này làm tăng áp lực lên các mạch máu, giúp họ ngăn chặn sự chảy máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khâu xung quanh phần dưới của tử cung để cầm máu.

Thrombin

Sau khi máu ngừng chảy, phương pháp điều trị có thể bao gồm truyền nước và truyền máu. Trong trường hợp hiếm hoi, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

vicare-kien-thuc-me-bau-can-biet-ve-bang-huyet-sau-sinh-body-8

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa gây nên hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm theo thống kê của WHO. Chính vì vậy, mỗi bà mẹ hãy tăng cường thói quen khám thai định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Sản giàu kinh nghiệm và lựa chọn sinh nở tại các cơ sở tế uy tín để giảm thiểu tối đa những rủi ro nguy hiểm.