Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gì?
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất cũng là giai đoạn để bác sĩ phát hiện dị tật, khuyết thiếu và những biến đổi trong nhiễm sắc thể của trẻ. Vì thế mẹ cần phải hết sức chú ý, kiểm tra thật kĩ sức khỏe trong giai đoạn này. Vậy mẹ cần lưu ý gì khi khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và nguy cơ sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ như thế nào?
Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gì?
3 tháng giữa thai kỳ là thời gian quan trọng nhất trong cả quá trình mang thai, đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh nhất cũng là giai đoạn để bác sĩ phát hiện dị tật, khuyết thiếu và những biến đổi trong nhiễm sắc thể của trẻ. Vì thế mẹ cần phải hết sức chú ý, kiểm tra thật kĩ sức khỏe trong giai đoạn này. Vậy mẹ cần lưu ý gì khi khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và nguy cơ sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ
Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ giúp bác sĩ kiểm tra những thông tin thiết yếu đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài việc đảm bảo sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ, bác sĩ còn theo dõi để loại trừ các nguy cơ cho thai kỳ.
Khám thai trong tuần thứ 14 - 17
Xét nghiệm trong tuần thứ 14-17 là lần xét nghiệm quan trọng đối với bạn và cả thai nhi trong bụng. Vì trong lần khám này mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ con bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể.
Trong đó Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát bằng cách sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ thai nhi bị rối loạn bẩm sinh gồm có chất là AFP - một loại protein do thai sản xuất, hCG - loại nội tiết do nhau thai sản xuất và Estriol - nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất. Những xét nghiệm này không phải là xét nghiệm chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ có thể cho biết thai có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm những xét nghiệm khác nữa không.Khám thai trong tuần thứ 22
Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường về hình thái của thai nhi như là sứt môi, dị dạng ở cơ quan như tay chân, sọ..., đặc biệt là các bất thường về tim, các hệ xương để từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời giúp đánh giá giải phẫu thai nhi trong giai đoạn từ 18 – 20 tuần và xác định chính xác tuổi thai, vị trí nhau thai,...
Trong lần thăm khám này mẹ bầu còn làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, HIV, viêm gan B, xét nghiệm nhóm máu, yếu tố Rh, hay lượng đạm trong nước tiểu.... Khám thực thể như khám da, niêm mạc, cân nặng, phù, khám bướu giáp, nghe tim phổi, huyết áp, đo chiều cao tử cung, vòng bụng và tim thai.
Ngoài những xét nghiệm, siêu âm, trong tuần thứ 22 bà bầu cũng được khuyến cáo nên đi tiêm phòng uốn ván. Trong trường hợp nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm luôn cả 2 mũi uốn ván. Với cách thức: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng và trước ngày sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp nhất để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc là 6 và mũi thứ hai sau đó chừng 1 tháng vì với thời gian tiêm như thế thuốc mới phát huy được hết tác dụng trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi trong 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.2. Nguy cơ sảy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ
Ba tháng giữa của thai kỳ được biết là thời kỳ an toàn nhất của thai nhi. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là giai đoạn này đối với thai nhi là an toàn tuyệt đối, mà sự cố sảy thai vẫn có thể xảy ra. Những nguyên nhân gây sảy thai trong giai đoạn này chủ yếu là do mẹ mắc bệnh mạn tính hoặc một số bệnh truyền nhiễm khi mang thai, ngộ độc thực phẩm, dùng thuốc không đúng cách, hay các bất thường ở tử cung, cổ tử cung yếu và hội chứng buồng trứng đa nang,...
Đối với bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ các hiện tượng ốm nghén gần như đã ổn định, đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của thai nhi vì thế mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe chặt chẽ nhất và kiểm tra, tầm soát cũng như tiêm phòng đầy đủ để tránh các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Trên đây là một vài thông tin về khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và nguy cơ sảy thai trong giai đoạn này mà mẹ cần lưu ý. Hi vọng với những chia sẻ trên của ViCare bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức mới, bổ trợ cho quá trình chăm sóc thời kỳ thai sản của mình.