Khái quát thông tin nhiễm độc chì bạn cần biết

Thời điểm tiền phát, tình trạng nhiễm độc chì thường rất khó khăn để phát hiện, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể có hàm lượng chì cao trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi chì tích lũy đến một lượng nguy hiểm cho cơ thể. Khi đó, bệnh nhân có thể phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ thần kinh, thậm chí là t...

Khái quát thông tin nhiễm độc chì bạn cần biết Khái quát thông tin nhiễm độc chì bạn cần biết

Thời điểm tiền phát, tình trạng nhiễm độc chì thường rất khó khăn để phát hiện, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể có hàm lượng chì cao trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi chì tích lũy đến một lượng nguy hiểm cho cơ thể. Khi đó, bệnh nhân có thể phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ thần kinh, thậm chí là tử vong. Hiểu biết về nhiễm độc chì sẽ giúp bạn phòng tránh hiện tượng nguy hiểm này.

vicare-nhung-thong-tin-nhiem-doc-chi-can-biet-body-1

Nhiễm độc chì là gì?

Nhiễm độc chì là hiện tượng kim loại chì tích tụ dần trong cơ thể, thường trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người. Ngay cả khi nhiễm một lượng chì rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể mỗi chúng ta. Đặc biệt, trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ bị nhiễm độc chì, dẫn đến nguy cơ tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển tinh thần, thể chất. Khi tích tụ với hàm lượng rất cao, nhiễm độc chì có thể gây tử vong.

Chúng ta nhiễm độc chì từ đâu?

Chì từ các loại sơn hay không khí, bụi bẩn trong những tòa nhà cao tầng là những nguồn gốc phổ biến nhất của tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em. Các nguyên nhân khác bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất. Người trưởng thành thường xuyên làm việc với pin, xây dựng nhà cửa hoặc làm việc trong các cửa hàng sửa chữa tự động cũng có thể tiếp xúc với chì.

vicare-khai-quat-thong-tin-nhiem-doc-chi-ban-can-biet-body-2

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm độc chì?

Các triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ sơ sinh:

  • Nhận thức chậm trong học tập
  • Tăng trưởng và phát triển chậm lại

Triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ em:

  • Chậm phát triển
  • Nhận thức chậm trong học tập
  • Hay cáu gắt
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Giảm cân
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Mất dần thính lực

Các triệu chứng ngộ độc chì ở người lớn:

Mặc dù, nguy cơ nhiễm độc chì thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện tượng này cũng vô cùng nguy hiểm cho người lớn. Các dấu hiệu và triệu chứng ở người lớn có thể bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Giảm chức năng của hệ thần kinh
  • Đau, tê hoặc ngứa ran chân tay
  • Đau đầu
  • Mất trí nhớ
  • Rối loạn tâm lý
  • Số lượng tinh trùng giảm, tinh trùng bất thường
  • Sẩy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai

vicare-khai-quat-thong-tin-nhiem-doc-chi-ban-can-biet-bpdy3

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm độc chì

Các bác sĩ thường sử dụng một xét nghiệm máu đơn giản để phát hiện nhiễm độc chì. Một mẫu máu nhỏ được lấy từ ngón tay hoặc từ tĩnh mạch. Mức chì trong máu được đo bằng microgram trên mỗi decilit (mg/dL). Hàm lượng chì ở mức 5 mcg/dL hoặc cao hơn cho thấy bạn đang ở mức độ an toàn và cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu nồng độ quá cao - thường 45 mcg/dL hoặc cao hơn, bạn cần phải đến ngay bệnh viện để khám và chẩn đoán.

vicar-khai-quat-thong-tin-nhiem-doc-chi-ban-can-biet-body-5

Phương pháp điều trị nhiễm độc chì

Bước đầu tiên trong điều trị tất cả các mức độ nhiễm độc chì là loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm. Nếu bạn không thể loại bỏ chì từ môi trường, ít nhất bạn có thể làm giảm khả năng ảnh hưởng đến cơ thể. Đối với trẻ em và người lớn bị nhiễm chì với hàm lượng thấp, chỉ cần tránh tiếp xúc với chì là đủ để làm giảm nồng độ chì trong máu.

Đối với trường hợp nặng nề hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:

Điều trị Chelation: Trong Phương pháp này, bạn sẽ được chỉ định uống 1 loại thuốc để chì được bài tiết qua đường nước tiểu. Trẻ em thường được áp dụng điều trị chelation ở mức thấp hơn so với người lớn.

Điều trị EDTA: Phương pháp này thường áp dụng với người lớn có mức độ nhiễm độc chì lớn hơn 45 mg/dL trong máu với một hoặc nhiều loại thuốc, thường gặp nhất một hóa chất gọi là axit ethylenediaminetetraacetic (EDTA). Tùy thuộc vào mức độ chì của bạn, liều lượng sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp.

vicare-khai-quat-thong-tin-nhiem-doc-chi-ban-can-biet-body-6

Biện pháp phòng tránh nhiễm độc chì

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nhiễm độc chì.

Rửa tay và đồ chơi: Để tránh tình trạng đưa tay lên miệng giúp vận chuyển bụi hoặc đất bị ô nhiễm, bạn nên rửa tay sau khi ra ngoài trời, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Đặc biệt, nhớ vệ sinh đồ chơi của con bạn thường xuyên.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Làm sạch sàn nhà, bàn ghế, cửa sổ và các dụng cụ, đồ dùng trong nhà với một miếng vải ẩm.

Sử dụng nước lạnh: Nếu bạn chuẩn bị sử dụng đường ống nước cũ có chứa ống dẫn hoặc phụ kiện thì nên xả nước lạnh trong ít nhất một phút trước khi sử dụng. Không sử dụng vòi nước nóng để pha sữa cho em bé hoặc để nấu ăn.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bữa ăn giàu dinh dưỡng giúp cơ thể giảm hấp thụ chì. Đặc biệt, đối với trẻ em cần bổ sung đủ canxi và sắt trong chế độ ăn hàng ngày.

vicare-khai-quat-thong-tin-nhiem-doc-chi-ban-can-biet-body-7

Nhiễm độc chì có thể gây nên các vấn đề nguy hại rất lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, mỗi chúng ta cần giữ gìn môi trường trong sạch, tránh gây ô nhiễm, định kỳ kiểm tra tổng quá sức khỏe, xét nghiệm máu để xác định nồng độ chỉ ở trong máu nhằm có biện pháp xử trí kịp thời.