Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không

Đối với người con gái thì kinh nguyệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy mọi vấn đề trục trặc của kinh nguyệt như trễ kinh, rong kinh, kinh quá dài hoặc quá ngắn, thậm chí tắc kinh, vô kinh đều khiến chị em phải quan tâm và lo lắng. Vậy tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không

Nguyên nhân dẫn đến tắc kinh ở tuổi dậy thì

Tắc kinh do tử cung

Đây là loại hình tắt kinh do tử cung khác thường hay nội mạc tử cung không có phản ứng đối với hoocmon sinh dục buồng trứng.

Nguyên nhân thường thấy có không tử cung bẩm sinh, lao nội mạc tử cung, nội mạc tử cung tổn thương hay dính liền, cá biệt có người mắc phải hội chứng nữ hóa dịch hoàn, những người này thuộc dị hình nam tính lưỡng tính giả, nhiễm sắc thể là nam tính.

Tâm trạng của chị em

Tâm trạng không tốt hay gặp những chuyện buồn hoặc áp lực cuộc sống, công việc quá lớn cũng khiến nhiều chị em phụ nữ bị chậm kinh dài ngày. Để cải thiện tình trạng chậm kinh trong trường hợp này chị em phụ nữ cần giữ cho tâm trạng của mình luôn được vui vẻ, thoải mái. Tạo cho mình những cách thư giãn khiến tâm tư luôn vui vẻ.

vicare.vn-hien-tuong-tac-kinh-o-tuoi-day-thi-co-nguy-hiem-khong-body-1

Do chế độ sinh hoạt như ăn uống, nghỉ ngơi chưa hợp lý

Việc ăn uống và nghỉ ngơi đối với người phụ nữ thật sự là rất quan trọng. Nếu không thực hiện đúng cách, hợp lý thì nó là nhân tố gây nên nhiều bệnh cho chị em phụ nữ. Kinh nguyệt của chị em cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ ở thói quen ăn uống và nghỉ ngơi. Cụ thể như: Nếu ăn uống thiếu chất hoặc ăn uống thừa chất, cộng với nếu bạn không nghỉ ngơi hợp lý thì phụ nữ rất dễ bị chậm kinh nguyệt. Để khắc phục tình trạng này, thì chị em phụ nữ nên bổ sung thêm những dưỡng chất đồng thời cần nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức.

Do chị em có biểu hiện tăng cân hoặc giảm cân đột ngột

Theo các chuyên gia, phụ nữ tăng cân đột ngột hay bị béo phì hoặc phụ nữ giảm cân đột ngột hoặc quá gầy thường có kinh nguyệt không đều. Biểu hiện thường gặp của kinh nguyệt không đều trong trường hợp này là chậm kinh. Để khắc phục tình trạng này chị em phụ nữ nên ăn uống điều độ để bản thân không quá béo cũng như không quá gầy. Khi cơ thể bạn trở lại bình thường thì hiện tượng chậm kinh nguyệt sẽ tự động biến mất.

Triệu chứng tắc kinh ở tuổi dậy thì

Tắc kinh là hiện tượng đau bụng vùng dưới đều đặn hằng tháng khi đến tuổi dậy thì, mỗi lần đau kéo dài 3-4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần sau đau tăng hơn lần trước. 5, 6 lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại, các cháu nữ có thể kêu khóc do quá sức chịu đựng.

Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì các em sẽ thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi khám 2 môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn màng trinh và có màu tím.

vicare.vn-hien-tuong-tac-kinh-o-tuoi-day-thi-co-nguy-hiem-khong-body-2

Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không

Có thể nói kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản của người con gái. Vì vậy bất cứ bất thường nào cũng có thể là dấu hiệu và tiềm ẩn một mối nguy nào đó.

Tắc kinh ở tuổi dậy thì cũng là một dạng kinh nguyệt không đều, nếu không có hướng xử lý nhanh chóng có thể gây ra những nguy hại như:

Trầm cảm

Trường hợp bạn gái bị tắc kinh do stress, căng thẳng dài ngày hoặc tâm sinh lý không ổn định, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

Suy giảm chức năng tuyến yên

Theo nhiều nghiên cứu thì hiện tượng tắc kinh cũng có liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng của tuyến yên.

Teo nhỏ cơ quan sinh dục

Trường hợp tắc kinh do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục, từ đó có thể dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng và tim mạch.

Hội chứng Galactorrhea

Tắc kinh kéo dài khiến tử cung chị em bị teo nhỏ, từ đó có thể chuyển hóa thành hội chứng Galactorrhea – hội chứng khô máy, trực tiếp ảnh hưởng và gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể cũng như sự phát triển của bạn gái.

Tổn thương buồng trứng

Do nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể bạn gái thấp nên nội mạc tử cung không được kích thích tăng trưởng, từ đó buồng trứng không được phát triển đầy đủ hoặc mắc phải một số bất thường, bệnh lý khác như loạn sản, suy buồng trứng sớm.

Tổn thương tử cung

Trường hợp tắc kinh ở tuổi dậy thì do huyết kinh bị ứ đọng lại, không thoát được ra ngoài có thể khiến vòi tử cung và tử cung dãn căng, thậm chí có thể phá hủy niêm mặc của vòi tử cung và tử cung.

Vô sinh nữ

Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất có thể xảy ra với các bạn gái là vô sinh nữ. Tình trạng tắc kinh kéo dài chứng tỏ trứng không rụng, nội mạc tử cung có vấn đề khiến chị em gặp khó khăn trong việc thụ thai, từ đó dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Bất kỳ một bất thường về kinh nguyệt nào, kể cả tắc kinh ở tuổi dậy thì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai của một người con gái. Vì vậy các chuyên gia tại phòng khám Đông Phương khuyến khích các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám phụ khoa sớm để kiểm soát các bệnh lý ngoài mong muốn cho con, tránh ảnh hưởng sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Trường hợp con bạn bị tắc kinh thì bậc phụ huynh cần đưa con đi khám cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cũng như có hướng xử lý, cách điều trị tắc kinh hiệu quả.

vicare.vn-hien-tuong-tac-kinh-o-tuoi-day-thi-co-nguy-hiem-khong-body-3

Phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi dậy thì

Bố mẹ và các thành viên trong gia đình nên quan tâm đến hiện tượng đau bụng, đặc biệt là đau bụng diễn ra hằng tháng có tính chất chu kỳ mà không phải hành kinh để đưa các em đi khám bệnh.

Cho các em ăn nhiều hoa quả, đủ dinh dưỡng, ăn uống khoa học để phát triển tốt về thể chất.

Nếu các cháu bị rong kinh, phải đưa các cháu đến khám bệnh ở những phòng khám chuyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường có nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Các em gái cùng gia đình của các em nên đặc biệt quan tâm đến những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt hàng tháng để kịp thời theo dõi và điều trị khi rối loạn kinh nguyệt chuyển sang bệnh.

Xem thêm:

  • Chậm kinh và những bệnh liên quan
  • Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”