Giày cao gót và nỗi lo về các bệnh xương khớp

Với tác dụng giúp tăng chiều cao cho các chị em bằng cách độn cao gót phía sau, giày cao gót thường khiến cơ thể bị nghiêng và lệch về phía trước, tác động trực tiếp tới độ cong tự nhiên của cột sống, khiến chúng cong vẹo, lệch sang một phía.

Giày cao gót và nỗi lo về các bệnh xương khớp Giày cao gót và nỗi lo về các bệnh xương khớp

Điều này theo thời gian sẽ khiến chị em đứng trước nguy cơ gặp phải các vấn đề về xương khớp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và khả năng sinh hoạt, lao động hàng ngày.

Giày cao gót gây hại cho xương khớp ra sao?

Giày cao gót từ trước đến nay luôn là trợ thủ của các chị em phụ nữ trong việc giúp tăng chiều cao và làm vóc dáng thêm hoàn hảo, hấp dẫn. Chính vì vậy mà nhiều chị em thường sử dụng và đi giày cao gót hàng ngày để giúp cơ thể trở nên thon thả, uyển chuyển và cuốn hút hơn trước mặt người đối diện, tôn lên vẻ đẹp nữ tính cũng như sự tự tin khi làm việc và giao tiếp với xã hội.

Tuy nhiên việc sử dụng giày cao gót về lâu dài lại gây áp lực và làm tổn hại hệ cơ xương khớp ở vùng cột sống, cổ chân và bàn chân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khả năng đi lại cũng như thẩm mỹ của đôi chân.

vicare.vn-giay-cao-got-va-noi-lo-ve-cac-benh-xuong-khop-body-1

Với tác dụng giúp tăng chiều cao cho người sử dụng bằng cách độn cao gót phía sau, giày cao gót thường khiến cơ thể bị nghiêng và lệch về phía trước, tác động trực tiếp tới độ cong tự nhiên của cột sống, khiến chúng cong vẹo, lệch sang một phía. Điều này theo thời gian sẽ gây cho người sử dụng cảm giác nhức mỏi, tê buốt cột sốt, đứng trước nguy cơ bị gai cột sống. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp do cột sống cong vẹo còn chèn ép lên các dây thần kinh dẫn tới chứng bệnh đau thần kinh tọa, khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu trong suốt phần đời còn lại.

Trên thực tế khi mang giầy cao gót, các phần gót giầy cao lênh khênh sẽ làm tăng sức ép và áp lực lên vùng đầu gối của phụ nữ khiến cho chị em dễ mắc phải bệnh viêm khớp chân và viêm khớp gối. Ngoài ra phần đĩa đệm ở chân theo thời gian do chịu sự tác động từ độ dốc của giày cao gót sẽ bị lồi ra, khiến người phụ nữ đau nhức và mỏi nhừ khớp gối.

Giày cao gót cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ chân do áp lực từ phần gót sau gây chèn ép các dây thần kinh ống cổ chân. Hội chứng này thường khiến các chị em phụ nữ đau nhức, tê buồn ở gan bàn chân và thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút do các mạch máu không được lưu thông dễ dàng.

Mang giày quá cao với độ dốc lớn cũng khiến chị em phụ nữ đứng trước nguy cơ bị bong gân mắt cá chân. Điều này là do người phụ nữ khi sử dụng giày cao gót không điều khiển được sự thăng bằng, làm bàn chân bị lệch ra khỏi giầy gây căng dây chằng mắt cá chân và làm chúng bong ra, thậm chí là bị rách dây chằng, gây tổn thương khả năng vận động

Bên cạnh đó khi sử dụng giày cao gót, thông thường trọng lượng của cơ thể sẽ bị dồn vào phía mũi chân. Do đó mà các khớp ngón chân sẽ có khả năng dính sát vào với nhau gây sưng khớp, biến dạng khớp theo thời gian. Chưa kể là khi sử dụng giày cao gót, các ngón chân cũng phải gồng lên để uốn theo dáng giày, thúc đẩy quá trình thoái hóa của khớp ngón chân hoặc mắc phải hội chứng Morton ( tình trạng đau nhức mãn tính các ngón chân)

Ngoài ra nếu đi giày cao gót thường xuyên còn làm cho bàn chân xuất hiện các cục u của khớp bàn chân lồi ra ở gần phía đầu xương ngón trỏ hoặc sát phía đầu xương ngón út, rất dễ bị phồng rộp, sưng tấy và đau buốt mỗi khi đi giày cao gót hoặc thời tiết có sự thay đổi đột ngột.

vicare.vn-giay-cao-got-va-noi-lo-ve-cac-benh-xuong-khop-body-2

Cách phòng bệnh xương khớp khi mang giày cao gót

Rõ ràng là không ai trong chúng ta mong muốn mắc phải các căn bệnh xương khớp khi mang giày cao gót. Do đó, mỗi chúng ta nên có hiểu biết cơ bản trong cách lựa chọn giày dép, chăm sóc đôi chân để đảm bảo sức khỏe cho chính mình

Đi giày cao gót càng cao sẽ chỉ làm hệ cơ xương khớp của bạn chịu thêm nhiều áp lực và bị chèn ép. Chính vì vậy mà bạn nên lựa chọn những loại giày có độ cao vừa phải ( từ 3 - 5 phân), hạn chế sử dụng giày quá cao một cách thường xuyên hoặc chỉ sử dụng chúng trong các dịp cần thiết.

Để đảm bảo không gặp phải chấn thương dây chằng và khớp do đi giày cao gót, tốt nhất nên kiểm tra độ chắc chắn của đôi giày trước khi sử dụng.

Chúng ta không nên bắt đôi chân phải cố nhích vào một đôi giầy quá lớn hay quá nhỏ để đảm bảo các khớp ngón chân và gót chân luôn được thoải mái nhất. Do vậy bạn nên lựa chọn cho mình một đôi giày có kiểu dáng và kích cỡ phù hợp với bàn chân của mình.

vicare.vn-giay-cao-got-va-noi-lo-ve-cac-benh-xuong-khop-body-3

Nếu muốn đảm bảo chắc chắn đôi chân của bạn không gặp phải tổn thương nào khi đi giày cao gót, tốt hơn hết là chúng ta nên lựa chọn những sản phẩm giày có miếng đệm lót ở gan bàn chân và miếng dán silicon ở phía gót giày để vừa giúp nâng đỡ cả bàn chân vừa giúp hạn chế tình trạng phồng rộp, sưng tấy do gót giày quá cứng.

Ngoài ra cũng nên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để bổ sung canxi giúp cho xương khớp luôn chắc khỏe, tránh khỏi tình trạng loãng xương hoặc ngăn ngừa, hạn chế tối đa các căn bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp. Các sản phẩm được khuyến khích sử dụng hiện nay bao gồm Glucosamin, omega, cholagen...đối với tây y và các vị thuốc giúp bổ thận, tĩnh can, mạnh xương cốt đối với đông y như Đỗ trọng, cam thảo, phòng phong, thục địa, quế chi....

Quan trọng nhất là khi sử dụng giày cao gót, chúng ta nên thường xuyên dành một khoảng thời gian để chân trần thư giãn thoải mái. Ngoài ra cũng cần thường xuyên massage, xoa dịu lòng bàn chân từ 1 đến 2 lần một ngày, mỗi lần từ 3 – 5 phút để giúp các cơ xương khớp, mạch máu ở lòng bàn chân để lưu thông và duy trì sự linh hoạt, mềm dẻo.

Mong rằng với những thông tin vừa rồi, các chị em phụ nữ đã có được cho mình những lời khuyên hữu ích trong việc bảo vệ đôi chân của mình tránh khỏi các bệnh xương khớp do sử dụng giày cao gót.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Thu Phương