Giải đáp thắc mắc: Dùng thuốc tránh thai để trị mụn liệu có tốt?

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày đang được xem là một cách dễ dàng để có được một làn da mịn màng, sạch mụn. Tuy nhiên, liệu thuốc tránh thai có hiệu quả thực sự trong việc trị mụn hay không? Thực hư về lợi ích và tác hại của thuốc tránh thai là gì?

Giải đáp thắc mắc: Dùng thuốc tránh thai để trị mụn liệu có tốt? Giải đáp thắc mắc: Dùng thuốc tránh thai để trị mụn liệu có tốt?

Tại sao thuốc tránh thai có khả năng trị mụn?

Trong trường hợp bạn chưa biết thì có một mối quan hệ rõ ràng về mụn và hormone. Androgens, một nhóm hormone bao gồm testosterone sẽ kích thích da của bạn tạo ra bã nhờn. Cùng với tế bào chết, bã nhờn sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra những nốt mụn vô cùng đáng ghét.

Trong khi đó hầu hết thuốc tránh thai đều chứa cả estrogen và progesterone làm giảm lượng androgens trong cơ thể bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với giảm khả năng sản xuất tuyến bã nhờn, hạn chế nguy cơ gây mụn cho làn da của bạn. Bởi vậy, việc dùng thuốc tránh thai để trị mụn thực chất là một phương pháp đã được các bác sĩ sử dụng cho nhiều bệnh nhân và đạt kết quả khả quan.

Những trường hợp không được dùng thuốc tránh thai

Khi quyết định dùng thuốc ngừa thai, chị em phụ nữ cần phải tính đến tiền sử bệnh bởi một số bệnh trạng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn sử dụng thuốc ngừa thai dạng viên uống. Thuốc tránh thai thường không được khuyên dùng nếu bạn nằm bất kì trường hợp nào sau đây:

- Đang có thai hoặc có ý định có thai, nuôi con bằng sữa mẹ

- Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-dung-thuoc-tranh-thai-de-tri-mun-lieu-co-tot-body-1

- Bệnh gan, nghiện thuốc lá

- Bệnh sử có bệnh tim, đột quỵ hoặc tăng huyết áp

- Bệnh sử rối loạn đông máu, bệnh tiểu đường

- Ung thư vú, đau nửa đầu

- Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch, động mạch

- Bạn đang bị béo phì nghiêm trọng.

- Nam giới cũng là đối tượng không được sử dụng phương pháp này.

Những lưu ý khi dùng thuốc tránh thai

Cũng như bất kì loại thuốc nào khác, thuốc tránh thai cũng có mặt lợi và hại. Bởi vậy, việc dùng thuốc tránh thai trị mụn chắc chắn phải đặt dưới sự giám sát của bác sĩ. Trong mọi trường hợp, bạn cần phải đi khám để bác sĩ “sàng lọc” xem mình có phải là đối tượng phù hợp để sử dụng loại thuốc tránh thai cũng như hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Thuốc tránh thai cũng đã được công nhận là không ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phái nữ. Nếu ngưng sử dụng thuốc một thời gian thích hợp sẽ có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc đưa nội tiết tố từ thuốc tránh thai vào cơ thể thường xuyên cũng có nguy cơ khiến cơ chế sản sinh nội tiết tố của buồng trứng “đình công”. Do đó, khi bạn ngừng uống thuốc nội tiết thay đổi làm buồng trứng cũng khó hoạt động hiệu quả như cũ.

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-dung-thuoc-tranh-thai-de-tri-mun-lieu-co-tot-body-2

Thuốc viên nội tiết kháng androgen sẽ tác động một cách từ từ trên da. Trong vòng một vài tuần đầu tiên, da sẽ trở nên ít nhờn hơn và không có sự hình thành nên các đốm mụn và các mụn đầu đen mới. Sau đó dần dần tình trạng da sẽ được cải thiện một cách rõ ràng. Quá trình này mất ít nhất khoảng 3 tháng.

Thông thường, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kèm thuốc viên nội tiết kháng androgen với các thuốc uống hoặc thuốc bôi chống vi khuẩn, tiêu nhân mụn và sữa rửa mặt giúp giảm nhờn để điều trị những đốm mụn đã hình thành. Khi da đã trở nên bớt nhờn, có thể sử dụng các loại xà bông khác nhẹ và ít khô da hơn để duy trì một lượng nhất định chất nhờn làm cho da vẫn mềm và mịn.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai

- Phần lớn phụ nữ không gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc, tuy nhiên trong vài trường hợp, một vài triệu chứng có thể xảy ra trong vài vỉ thuốc đầu (1-3 vỉ) như nhức đầu nhẹ, buồn nôn, cảm giác căng ngực, kinh nguyệt không đều. Những triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi ở những vỉ thuốc kế tiếp khi cơ thể đã thích nghi với nồng độ hoóc môn mới trong viên thuốc tránh thai. Trong trường hợp triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

- Ra huyết nhẹ hoặc ra máu dây dưa giữa chu kì có thể xảy ra trong vài tháng đầu. Triệu chứng này sẽ mất dần trong vài tháng dùng thuốc. Ra máu dây dưa hoặc chảy máu giữa chu kì không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai của thuốc. Nếu quá ba tháng mà chu kì vẫn tiếp tục không đều, đặc biệt nếu ra huyết nhiều hơn kinh nguyệt bình thường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

vicare.vn-giai-dap-thac-mac-dung-thuoc-tranh-thai-de-tri-mun-lieu-co-tot-body-3

Một vấn đề lưu ý về thuốc tránh thai nữa là khi ngưng thuốc một thời gian sau mụn sẽ quay trở lại nếu bạn không biết dưỡng da đúng cách. Bởi vậy, bạn không nên quá dựa dẫm vào phương pháp này mà hãy tập cho mình những thói quen tốt như sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lí và xây dựng một skincare routine phù hợp với loại da của mình. Hãy nhớ, đừng thần thánh hóa bất kì phương pháp trị mụn nào bởi một làn da đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Theo phununews

Xem thêm:

  • Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến não bộ thế nào?
  • Khám phá những điều chưa biết về thuốc tránh thai