Dinh dưỡng cho bà bầu ba tháng cuối

Thực đơn của bà bầu ba tháng cuối cần đảm bảo các tiêu chí an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn này, bà bầu không được tăng cân quá nhiều chỉ nên tăng khoảng 6 đến 7 kg. Để kiểm soát được việc tăng cân, bà bầu nên điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể, trung bình mỗi ngày mỗi bà bầu nên nạp vào cơ thể khoảng 2550 calo.

Dinh dưỡng cho bà bầu ba tháng cuối Dinh dưỡng cho bà bầu ba tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ là thời gian thai nhi cần hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất từ cơ thể để hoàn thiện các cấu tạo sinh lý và thiết lập các chức năng của từng bộ phận. Vậy nên đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian này rất quan trọng vừa giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi không bị còi cọc.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu ba tháng cuối

Lượng calo này sẽ vừa đủ để cung cấp năng lượng cho bà bầu và thai nhi vừa sẽ giúp bà bầu tăng cân trong giới hạn cho phép. Trong giai đoạn ba tháng cuối này, bà bầu cũng nên tuân thủ nguyên tắc chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một lượng vừa phải không quá no và tuyệt đối không ăn kiêng, không bỏ bữa.

Vicare.vn_dinh-duong-cho-ba-bau-ba-thang-cuoi-body-1

Bà bầu ba tháng cuối nên ăn những loại thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng không nên chứa quá nhiều năng lượng.

Hàm lượng dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày

Các bà bầu ba tháng cuối có thể lựa chọn các loại thực phẩm mà mình thích để cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn nhưng vẫn còn lưu ý các loại thực phẩm vẫn phải đầy đủ dưỡng chất thiết yếu:

Protein: 60 gram protein là hàm lượng đạm mà một mẹ bầu cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. Lượng protein này tương đương với quả trứng, 200 ml sữa, 50 gram thịt nạc, 2 thìa canh đậu phộng.

Chất béo: hàm lượng chất béo trong ngày không được vượt quá 1/3 khẩn phần ăn và nên được chia đều ra thành từng bữa nhỏ, không nên chỉ tập trung vào một bữa. Bà bầu ba tháng cuối có thể tìm thấy chất béo an toàn trong các loại thực phẩm như: bơ đậu phộng, cá ngừ, trứng, phô mai, trứng, trái bơ, thịt nạc, dầu oliu, dầu thực vật.

Carbohydrate: để hấp thụ được hàm lượng tinh bột cần thiết trong ngày dễ dàng và chia đều năng lượng cho cả ngày, các bà bầu nên chia lượng tinh bột này ra thành nhiều bữa ăn nhỏ. Thực đơn tinh bột cho bà bầu một ngày có thể là một lấ bánh mỳ, 1 củ khoai tây, 1 chiếc bánh mỳ ngô, nửa bát cơm, nửa bát bột ngô.

Vicare.vn_dinh-duong-cho-ba-bau-ba-thang-cuoi-body-2

Các bà bầu có thể tìm thấy các loại vitamin cần thiết qua các loại hoa quả và rau xanh.

Vitamin A: trung bình một ngày, bà bầu cần nạp khoảng 800 mg vitamin A vào cơ thể. Điều này sẽ tương đương với 220 ml sữa tươi, một ly nước ép hoa quả, một bát rau xanh.

Vitamin C: cơ thể bà bầu cần khoảng 65 mg vitamin C mỗi ngày. Các mẹ bầu có thể tìm thấy hàm lượng vitamin C cần thiết có trong các thực phẩm, trái cây cam, bưởi, nho, quýt, cà chua, bông cải xanh, bắp cải, xà lách...

Vitamin D: lượng vitamin D bà bầu cần là khoảng 10 mg/ngày, cách đơn giản nhất để bà bầu hấp thụ đủ lượng vitamin D này là tắm nắng trước 9h sáng và sau 4h chiều.

Caxnxi: vào thời điểm ba tháng cuối, mỗi ngày bà bầu cân khoảng 1200 mg canxi để cung cấp cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Sữa tươi, sữa chua, phô mai, cá hồi, hải sản rau xanh là những loại thực phẩm có chưa hàm lượng canxi cao rất tốt cho bà bầu

Sắt: 30 mg là hàm lượng sắt cơ thể bà bầu ba tháng cuối cần dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Các mẹ bầu nên duy trì việc uống viên sắt hàng ngày hoặc thực hiện bổ sung thêm các thực phầm giầu sắt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, rau có màu xanh đậm...

Kẽm: trung bình mỗi thai phụ cần khoảng 20 mg kẽm mỗi ngày. Hàm lượng kẽm thường có trong sữa, thịt nạc, hàu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, ốc, sò...

Axit folic: là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ba tháng cuối. Lựa chọn các loại rau xanh, bông cải xanh, măng tây, đậu phộng sẽ giúp bà bầu bổ sung được lượng axit folic cần thiết.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và duy trì các hoạt động chức năng khác. Dinh dưỡng ba tháng cuối thai kỳ là một điều quan trong có ảnh hưởng tới cả thai nhi và sức khỏe thai phụ trước khi sinh.