Điều trị bệnh gút với lá lốt có được không?

Trong khi tìm hiểu về các cách chữa trị bệnh gút cho mẹ, tôi đã được nghe một số người mắc bệnh truyền nhau kinh nghiệm ăn các món ăn có lá lốt hàng ngày để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của vua chúa” này. Vậy chuyện chữa bệnh gút với lá lốt thực hư ra sao, hãy cùng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Điều trị bệnh gút với lá lốt có được không? Điều trị bệnh gút với lá lốt có được không?

Đôi điều về cây lá lốt

Lá lốt và loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam, thường được trồng trong vườn nhà. Theo khoa học, cây lá lốt có tên là Piper lolot C. DC, thuộc họ Hồ tiêu, là một loại cây thân thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt; lá lốt thường có chiều cao 30cm – 40cm, mọc bò và thân cành cây có phủ một số ít lông và phồng lên ở các mấu.


Cây lá lốt mọc lá đơn và so le, lá có hình tim, rộng, nhẵn, mép lá uốn lượn, đầu lá thuôn nhọn, gân chằng chịt hình mạng lưới. Cụm hoa lá lốt là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa duy nhất một hạt. Cây lá lốt thường ra hoa, có quả vào mùa thu trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10.
vicare.vn-chua-benh-gut-voi-la-lot-co-duoc-khong-body-1



Dược tính của cây lá lốt

Rễ, thân của cây lá lốt từ lâu đã được sử dụng trong đông y như một vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc cũng có thể làm nguyên liệu cho những bài thuốc Đông y. Theo kết quả của những nghiên cứu hiện đại, các dược chất trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau khá tốt.


Theo Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, công dụng chỉ thống (giảm đau); ôn trung (có thể làm ấm bụng); tán hàn (trừ khí lạnh); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), hạ khí (đưa khí đi xuống); tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), ngoài ra còn trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...


Các bài thuốc dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác như lá xương sông, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc đun nước nóng ngâm tay chân để chữa mụn nhọt, đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay,...


vicare.vn-chua-benh-gut-voi-la-lot-co-duoc-khong-body-2



Lá lốt có chữa được gút?

Mặc dù lá lốt có rất nhiều công dụng trong y học cổ truyền nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy y thư cổ nào đề cập đến việc dùng lá lốt để chữa thống phong – chứng bệnh mà y học hiện đại vẫn gọi là bệnh gout (gút). Trên các thực nghiệm lâm sàng ở các bệnh viện y học cổ truyền hiện nay cũng chưa thấy công trình nghiên cứu nào chứng minh được công dụng này.


Những thông tin cho rằng nhờ ăn lá lốt đã có người khỏi hẳn bệnh gút hoặc giảm bớt đau nhức do bệnh gút gây ra rất có thể chỉ là kinh nghiệm đơn lẻ tại một địa phương hoặc trên một số bệnh nhân nào đó. Đây cũng là vấn đề giúp các nhà y học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cũng như chứng minh khả năng phòng chống bệnh gút của loài cây dân dã này.


Xét về tính hợp lý, lá lốt với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, vì thế dùng lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh gút cũng có thể chấp nhận được. Đến nay cũng chưa có báo cáo nào ghi nhận những tác dụng phụ của những bài thuốc dân gian có dùng lá lốt để trị bệnh.


Qua nhiều tìm hiểu, tôi đã rút ra nguyên tắc điều trị với bệnh gút, ngoài các phương pháp dân gian kết hợp, người bệnh nhất định phải dùng thuốc để trung hoà nhằm giảm sự tổng hợp axit uric trong cơ thể. Quá trình điều trị dù Đông hay Tây y chỉ giúp kiểm soát được bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. Nhiều người mới tìm hiểu về gút không hiểu điều này, thường có suy nghĩ phải tìm ra một loại thuốc nào đó chữa khỏi hẳn và nôn nóng đi tìm, rất dễ mắc lừa các đối tượng xấu. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, được các “cò” quảng cáo chữa được bệnh gút thực ra chỉ giúp bệnh nhân giảm cơn đau do gút cấp tính tấn công, còn bệnh vẫn còn đó và sẵn sàng quay trở lại bất cứ lúc nào.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.