Có những bất thường nào khi mẹ mang thai đôi?
Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai thì mang thai đôi là phổ biến nhất. Theo thống kê có khoảng 90% là cặp song sinh, 10% còn lại là sinh ba, tư hay sinh nhiều hơn. Việc mang thai song sinh của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ khác.
Có những bất thường nào khi mẹ mang thai đôi?
Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai thì mang thai đôi là phổ biến nhất. Theo thống kê có khoảng 90% là cặp song sinh, 10% còn lại là sinh ba, tư hay sinh nhiều hơn. Việc mang thai song sinh của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ khác.
1. Dấu hiệu mang song thai
Khi bà bầu có các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa sớm, đi tiểu thường xuyên hơn, điều này là do tử cung đè lên bàng quang. Hiện tượng kết thúc khi tử cung được nâng ra khỏi khung xương chậu.
Nhận biết được tim thai đập nhanh và rõ hơn, thai đạp sớm, thậm chí có thể nhận biết sớm hơn đến 15 tuần thai.
Bụng to sớm hơn bình thường, tử cung có thể được nâng lên và ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần so với bình thường.
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể bị khó thở. Đó là do các cặp song sinh đã phát triển và bắt đầu chiếm không gian của phổi.
- Suy tĩnh mạch, chân đau, phù lên, trĩ, và đi lại khó khăn.
2. Mang thai đôi có gì khác?
Các triệu chứng mang thai đôi có thể nhiều hơn, khó chịu, bứt rứt, khả năng gặp biến chứng cao hơn. Nhưng không phải cứ mang song thai là có vấn đề, rất nhiều bà mẹ mang thai song sinh nhưng vẫn rất thoải mái. Tuy nhiên,khi mang song thai cần chú ý theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
3. Các biến chứng của song thai
Bà mẹ mang song thai và em bé của họ có thể gặp nhiều rủi ro hơn các bà mẹ mang đơn thai. Những rủi ro có xu hướng tăng tỉ lệ thuận với tuổi của thai, khi thai nhi lớn hơn, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thai đôi.
Sinh non: điều này rất phổ biến với song thai. Người ta ước tính rằng có ít hơn 50% các ca mang thai đôi sinh khi thai hơn 38 tuần.
Sự bất thường trong cặp song sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn ở cặp song sinh cùng trứng.
Cặp song sinh dính liền nhau: các bà mẹ sẽ được thông báo về điều này khi siêu âm trong thời kỳ mang thai.
Nhỏ hơn so với tuổi thai hoặc thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Cặp song sinh thường có trọng lượng nhẹ hơn so với những bé sinh đơn cùng tuổi thai.
Nguy cơ phải mổ lấy thai hay sử dụng các hỗ trợ khác như giác hút hoặc dùng kẹp tăng cao.
Cái chết của một trong hai song thai: rủi ro này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, giai đoạn có nguy cơ cao nhất là trong quý 1 và quý 3.
Gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, tiền sản giật và cao huyết áp, đầy ối , thiếu máu và thiếu sắt.
Sa dây và cuốn dây: hiện tượng này khiến nhau thai quấn vào cổ thai nhi và sẽ làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 thai nhi.
4. Cẩn thận trong khi mang thai sinh đôi
Khi mang thai đôi, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và siêu âm thai. Bạn cũng cần kiểm tra Doppler để xem lưu lượng máu được truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.
Phải theo dõi thường xuyên khối lượng nước ối để đảm bảo thận của thai nhi ổn định.
Bạn có thể an dưỡng tại nhà hoặc nhập viện để tiện theo dõi huyết áp thường xuyên và cũng giúp giảm nguy cơ sinh non.
Nếu nhóm máu của bạn là âm tính, bạn cần phải có sự đề phòng, có thể hình thành kháng thể Anti-D vào quý thứ hai và thứ ba, tức khoảng 28 và 34 tuần tuổi. Đặc biệt, bạn cần được các bác sĩ sản khoa hướng dẫn cụ thể về điều này, bởi vì không có phương pháp nào phù hợp để áp dụng chung cho tất cả các bà mẹ.
- Nếu như phát hiện bạn có nguy cơ sinh sớm, thì bạn cần ít nhất một liều corticosteroid, thuốc này sẽ giúp phát triển phổi của thai nhi, giúp chúng không phải hỗ trợ thở khi phải sinh non.