Chủ đề trẻ sinh non
Các bài viết có liên quan đến vấn đề trẻ sinh non. Bao gồm các câu hỏi về bệnh, triệu chứng, cảm giác, biểu hiện, tình trạng bệnh có liên quan đến chủ đề trẻ sinh non
Đặt catheter tĩnh mạch rốn, hay còn gọi là đặt ống thông tĩnh mạch rốn sơ sinh, là kỹ thuật được dùng trong hồi sức cấp cứu cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non nhằm cung cấp dinh dưỡng, cũng như truyền các loại thuốc và dịch.
Viêm phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non và bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị viêm phổi, nguyên nhân gây ra bệnh là gì và khi trẻ sinh non bị viêm phổi mẹ phải làm gì, cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sinh non? Những thắc mắc này của bạn đọc liên quan đến việc trẻ sinh non bị viêm phổi sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Khi sinh non, trẻ thường có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau. Một trong số đó, bệnh võng mạc thường xuất hiện phổ biến hơn cả, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Thực tế, trẻ sinh non thường dễ mắc bệnh do các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Một số bệnh có thể để lại di chứng mãi mãi nếu không được phát hiện trong những tháng đầu sau sinh.
So với trẻ sơ sinh được sinh ra đầy đủ tháng, trẻ sinh non thường bị thiệt thòi hơn vì nhận được ít kháng thể từ người mẹ qua nhau thai. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sinh non và tiêm phòng vacxin cho trẻ, được xem là việc làm vô cùng quan trọng để giúp trẻ chống lại các dịch bệnh.
Trẻ sinh non có thông minh không là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ khi gia đình có trẻ sinh chưa đủ ngày đủ tháng. Theo các chuyên gia y tế thì trẻ sinh non thiếu tháng có nguy cơ có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp trẻ sinh non khỏe mạnh, thông minh.
Trẻ sinh non hay nôn trớ do cơ thể chưa đủ phát triển. Khi trẻ nôn trớ bình thường, có thể dễ dàng xử lý tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý quan sát xem trẻ có dấu hiệu bất thường nào khác đi kèm không.
Trẻ sinh non hay thiếu tháng thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn các trẻ khác, dễ dẫn đến tình trạng còi cọc, yếu ớt. Thậm chí tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non là rất cao. Do đó bố mẹ có trẻ sinh non thiếu tháng hay lo lắng, lúng túng trong cách chăm sóc trẻ để vượt qua gian đoạn khó khăn này.
Một đứa trẻ được sinh ra từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 36 của thai kỳ được gọi là trẻ sinh non. Và trẻ sinh non 36 tuần sẽ vẫn phải đối diện với những mối nguy hiểm về bệnh tim mạch, hô hấp, cân nặng... Do đó phụ huynh cần nắm rõ những điều sau để chăm sóc trẻ tốt nhất.
Vàng da sơ sinh xảy ra phổ biến với hơn 50% trẻ sơ sinh gặp phải. Vàng da sơ sinh là hiện tượng khi da và phần lòng trắng mắt trẻ chuyển màu vàng do trẻ có hàm lượng bilirubin cao trong cơ thể (bilirubin thông thường được tạo ra bởi sự phá hủy của các tế bào hồng cầu già).
Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài 9 tháng 10 ngày, đây là thời gian cần thiết để em bé phát triển đầy đủ và toàn diện nhất. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng may mắn ở trong bụng mẹ đủ lâu, vì một lí do nào đó mà bé phải chào đời sớm hơn các bạn đồng lứa khác. Vậy trẻ sinh non khác gì so với trẻ sinh đủ tháng và bố mẹ phải chăm sóc một đứa trẻ sinh non như thế nào?