Mẹ sinh non đừng nản, hãy đọc kinh nghiệm này để vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn
Trẻ sinh non hay thiếu tháng thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn các trẻ khác, dễ dẫn đến tình trạng còi cọc, yếu ớt. Thậm chí tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non là rất cao. Do đó bố mẹ có trẻ sinh non thiếu tháng hay lo lắng, lúng túng trong cách chăm sóc trẻ để vượt qua gian đoạn khó khăn này.
Mẹ sinh non đừng nản, hãy đọc kinh nghiệm này để vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn
Để tìm hiểu kiến thức về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Khi nào thì được coi là trẻ sinh non
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sinh trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và có cân nặng dưới 2 kilôgam khi chào đời được cho là sinh thiếu tháng hay sinh non. Cha mẹ cần có kinh nghiệm chăm trẻ sinh non để bé có được sự phát triển bình thường nhất.
Nguyên nhân gây sinh non thiếu tháng
Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân gây sinh thiếu tháng ở các bà mẹ có thể là:
- Do lối sống của mẹ (hút thuốc lá, uống nhiều đồ uống có cồn, làm việc trong môi trường ô nhiễm, áp lực cao, nặng nhọc hay tình trạng stress kéo dài);
- Do mắc một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa, sản giật,..
- Do tuổi tác: mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hay sinh đẻ muộn trên 40 tuổi
- Do di truyền.
Cần lưu tâm điều gì với trẻ sinh non
Trẻ sinh non cần được lưu tâm đặc biệt tới những chức năng sau:
Chức năng điều hòa thân nhiệt
Trẻ sinh non có lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém kèm theo trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động yếu, do đó rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức, ngay cả nhiệt độ môi trường cũng rất dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng. Khi thân nhiệt trẻ hạ dưới 35°C sê gây ra hàng loạt các biến chứng như suy hô hấp, tổn thương thần kinh...
Chức năng hô hấp
Trẻ sinh non thiếu tháng rất dễ bị tử vong do suy hô hấp. Trẻ sinh non thiếu chất tráng bề mặt (surfactant) do phổi tiết ra để ngăn không cho phổi xẹp và ngăn ngừa rối loạn về hô hấp, cấu tạo trung tâm hô hấp của trẻ cũng chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc trao đổi khí.
Chức năng hệ thần kinh
Progesterone là hormone giúp phát triển hệ thần kinh bào thai, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các tế bào thần kinh và oksytocyna - hormone bảo vệ các tế bào thần kinh, trẻ sinh non sẽ thiếu hụt hai loại kích thích tố quan trọng này, đây là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ hoặc chứng khó khăn trong ứng xử và hòa nhập xã hội khi trưởng thành.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non đúng cách
Cơ thể trẻ sinh non có các hệ cơ quan của trẻ chưa được hình thành đầy đủ nên khả năng sinh lý của trẻ rất hạn chế, rất dễ bị bệnh nếu không biết chăm sóc một cách hợp. Sau đây là một số kinh nghiệm chăm trẻ sinh non cha mẹ cần biết:
Cho trẻ sơ sinh non bú sữa mẹ đúng cách
Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên trẻ sinh non bú kém hơn các trẻ khác hoặc thậm chí không biết bú. Vì vậy nên cho bé bú thường xuyên, bất kể ngày đêm để bé mau chóng tăng cân, Số lượng sữa cần thiết mỗi ngày như sau:
- Ngày thứ nhất 60 ml/kg/ngày
- Ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày
- Ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày
- Ngày thứ tư 150 ml/kg/ngày
Chia số lần cho trẻ bú thành 8-12 lần/ngày.
Trong trường hợp trẻ không bú được phải đổ thìa hay hay ống thông dạ dày, trẻ dưới 8 tháng cần cho ăn bằng ống thông. Nếu trẻ không chịu bú mà mãi ngủ, có thể mua núm vú và đục lỗ to hơn, gõ bình sữa để sữa tự chảy và miệng.
Cho trẻ nằm gối thật cao để tránh trường hợp bị ngạt sữa nếu ọc
Trong những ngày đầu, những trẻ sơ sinh trọng lượng dưới 1500g, lượng ăn ít, có thể truyền thêm Glucoza 5-10% 80-100 ml/kg.
Bổ sung thuốc cho trẻ:
Kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh là cần bổ sung cho trẻ thêm các vitamin hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Vitamin K 1-2mg/ngày tiêm bắp, Vitamin C 50mg/ngày x 1 tháng, Vitamin B1, Vitamin D, E,.. Sắt Sunfat 2mg/ngày từ tuần 4-6, Axit folic 50 microgam/ngày.
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp:
Phòng nuôi trẻ sinh non phải ấm từ 26-30°C, trẻ dưới 1500g cần nuôi trong lồng ấp.
Cần quan sát các biểu hiện của trẻ sinh non hằng ngày:
Cơ thể trẻ sinh non rất yếu ớt, các cơ quan bộ phận trên cơ thể sẽ có những thay đổi hằng ngày. Quan sát màu sắc da, tình trạng tiêu hóa ( màu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng trướng hay không,..), cân nặng,...để đảm bảo con bạn có khỏe mạnh không.
Đặc biệt lưu tâm đến các biến chứng nguy hiểm ở trẻ như: suy hô hấp gặp ngay 1-2 ngày sau đẻ, vàng da tăng Bilirubin gián tiếp, nhiễm khuẩn huyết. Đây là kinh nghiệm chăm trẻ sinh non mà mẹ đặc biệt phải để ý
Tắm cho bé
Tắm và massage mỗi ngày cho bé, tốt nhất là tắm 1 lần và massage 2 lần mỗi buổi sáng và buổi tối sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Đồng thời nắn chân tay cho bé
Chích ngừa cho trẻ sinh non theo yêu cầu của bác sĩ
Kiểm tra định kỳ tại cơ sở y tế:
Khám mắt, tai, siêu âm tim, phổi, não theo yêu cầu của bác sĩ.
Theo dõi sự phát triển thường xuyên của trẻ sinh non có bị lệch cổ, tay chân không thẳng,..tìm bác sĩ vật lý trị liệu kiểm tra và tập nếu như bé có triệu chứng liên quan.
Kiểm tra cân nặng thường xuyên:
Thường thì với trẻ sinh non dưới 2 tháng tuổi, 2 ngày cân 1 lần, cân nặng bé thay đổi theo từng ngày. Nếu trong 1 tuần cân nặng không thay đổi thì nên tìm bác sĩ.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bị sinh non thiếu tháng
- Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
- Cơ hội sống sót của trẻ sinh non ra sao?