Hướng dẫn nhận diện bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Khi sinh non, trẻ thường có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau. Một trong số đó, bệnh võng mạc thường xuất hiện phổ biến hơn cả, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Thực tế, trẻ sinh non thường dễ mắc bệnh do các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Một số bệnh có thể để lại di chứng mãi mãi nếu không được phát hiện trong những tháng đầu sau sinh.

Hướng dẫn nhận diện bệnh võng mạc ở trẻ sinh non Hướng dẫn nhận diện bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Khi sinh non, trẻ thường có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý khác nhau. Một trong số đó, bệnh võng mạc thường xuất hiện phổ biến hơn cả, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa khi không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Thực tế, trẻ sinh non thường dễ mắc bệnh do các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Một số bệnh có thể để lại di chứng mãi mãi nếu không được phát hiện trong những tháng đầu sau sinh.

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng là gì?

Căn bệnh này có tên tiếng anh là retinopathy of prematurity, được viết tắt là rop. Đây là một trong những bệnh về mắt, xuất hiện do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc. Thông thường, bệnh phổ biến ở trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Tùy từng tình trạng mà bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến đôi mắt của trẻ. Ở mức độ nặng, không được điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ mù lòa hai mắt.

Tại sao trẻ sinh non dễ mắc bệnh lý võng mạc

Khi nằm trong bụng mẹ, đôi mắt của thai nhi sẽ phát triển từ tuần thứ 16. Khởi đầu cho điều này là sự xuất hiện của các mạch máu võng mạc nằm ở ở dây thần kinh thị giác. Những mạch máu này có vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cần thiết cho võng mạc. Quá trình này diễn ra liên tục, đặc biệt là tập trung phát triển ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Trong khi đó với trẻ sinh non, quá trình phát triển của mạch máu võng mạc thường bị gián đoạn. Từ đây, võng mạc không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn cần thiết. Do đó, trẻ rất dễ mắc phải bệnh lý võng mạc.

Khi trẻ càng sinh non, nguy cơ mắc bệnh sẽ càng tăng cao. Những trẻ cần được theo dõi, kiểm tra bệnh võng mạc gồm có:

  • Trẻ sinh ra có cân nặng dưới 1,5 kg, tuổi thai dưới 33 tuần.
  • Trẻ có cân nặng từ 1,5kg đến 2kg nhưng bị ngạt khi sinh hoặc phải nằm trong lồng kính và mắc một số bệnh lý.
  • Trẻ sinh ra cân nặng từ 1,5kg đến 2kg trong trường hợp đa thai (sinh đôi, sinh ba...).
Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh an toàn không dùng tăm bôngo-tai

Cách nhận diện bệnh võng mạc ở trẻ em sinh non

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non được chia thành 5 giai đoạn cơ bản gồm:

  • Giai đoạn đầu tiên các mạch máu võng mạc chỉ có sự bất thường ở mức độ nhẹ.
  • Giai đoạn 2 các mạch máu võng mạc có dấu hiệu phát triển bất thường ở mức độ trung bình
  • Giai đoạn 3 là khi các mạch máu võng mạc phát triển bất thường ở mức độ nặng
  • Giai đoạn 4 có thể xuất hiện một phần võng mạc bị bong ra.
  • Giai đoạn 5 là khi toàn bộ võng mạc bị bong ra.

Nhìn chung, bệnh võng mạc rất khó quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Thay vào đó, trẻ cần phải thăm khám, chẩn đoán nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị y tế.

Thông thường, 90% số trẻ mắc bệnh là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, trẻ sinh non vẫn cần được thăm khám, tư vấn. Sau đó, quá trình phát triển trẻ cần khám mắt định kỳ và theo dõi thường xuyên.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh thể nặng, lúc này trẻ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, trẻ bị suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng điều trị thế nào?

Hiện nay, bệnh võng mạc được điều trị bằng phương pháp lạnh đông và quang đông bằng laser. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, các thai phụ nên chú ý sức khỏe để phòng ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả. Các bạn hãy ăn uống, nghỉ ngơi, thăm khám thường xuyên để hạn chế hiện tượng sinh non.

Về cơ bản, bệnh lý võng mạc khi điều trị càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, do bệnh ở giai đoạn đầu không thể phát hiện được bằng mắt thường. Do đó, bạn nên đưa trẻ sinh non khám tầm soát sau sinh khoảng 4 tuần. Đây là cách giúp phát hiện bệnh võng mạc nói riêng và các bệnh khác nói chung để lên phương án điều trị kịp thời.

Xem thêm :

  • Phẫu thuật bong võng mạc bao nhiêu tiền?
  • Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh