Vì sao trẻ sinh non hay nôn trớ? Nên xử lý như thế nào?

Trẻ sinh non hay nôn trớ do cơ thể chưa đủ phát triển. Khi trẻ nôn trớ bình thường, có thể dễ dàng xử lý tại nhà. Tuy nhiên, cần chú ý quan sát xem trẻ có dấu hiệu bất thường nào khác đi kèm không.

Vì sao trẻ sinh non hay nôn trớ? Nên xử lý như thế nào? Vì sao trẻ sinh non hay nôn trớ? Nên xử lý như thế nào?

Các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lại ra đường miệng, và rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nôn trớ thường do một và lý do như:

Do cách cho ăn và chăm sóc không đúng cách:

  • Cho trẻ bú quá no, ép ăn quá nhiều.
  • Tư thế bú mẹ hoặc bú bình không đúng, dẫn đến việc trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày. Lượng khí thừa này sẽ gây nôn trớ.
  • Đặt trẻ nằm xuống ngay sau khi ăn no.
  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.

Nôn gây ra bởi bệnh nội khoa:

  • Bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm nhu động ruột.
  • Viêm đường hô hấp trên.
  • Bệnh nhiễm trùng vùng não.
  • Tăng áp lực trong hộp sọ do xuất huyết não.
  • Hội chứng sinh dục thượng thận.
  • Một trong các chứng rối loạn thần kinh: ví dụ như co thắt môn vị.

Nôn gây ra bởi bệnh ngoại khoa:

  • Do dị tật đường tiêu hóa
  • Do tắc ruột, xoắn ruột

Vì sao trẻ sinh non hay nôn trớ?

vicare.vn-vi-sao-tre-sinh-non-hay-non-tro-nen-xu-ly-nhu-nao-body-1

Trẻ sinh non rất dễ bị các rối loạn tiêu hóa do sinh thiếu tháng, đường ruột chưa phát triển đầy đủ. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non sẽ dẫn đến các triệu chứng như nôn trớ, lười bú, tiêu chảy.

Trẻ sinh non có tủy xương chưa phát triển, dẫn đến thiếu các tế bào máu như tiểu cầu. Đồng thời, trẻ sinh non thiếu vitamin K, một vitamin quan trọng trong quá trình đông máu. Vậy nên trẻ dễ bị xuất huyết do thiếu các yếu tố đông máu và thành mạch yếu. Một trong những triệu chứng của hiện tượng xuất huyết não là nôn trớ nhiều hơn.

Cần làm gì khi trẻ sinh non hay nôn trớ?

  • Khi trẻ bắt đầu nôn, nên quay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng trẻ. Có thể dùng dụng cụ hút hoặc lấy tay có quấn thấm sạch chất nôn.
  • Khum tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp các chất còn lại trong họng bật ra hết.
  • Lau sạch người trẻ bằng nước ấm. Thay quần áo, hoặc vật dụng có dính chất nôn.
  • Sau khi đã hết nôn, cho trẻ uống nước ấm từng chút một, bằng thìa nhỏ. Nếu cho trẻ bú lại thì nên từ từ.
  • Theo dõi các dấu hiệu đi kèm và dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.
vicare.vn-vi-sao-tre-sinh-non-hay-non-tro-nen-xu-ly-nhu-nao-body-2
Sau khi đã hết nôn, cho trẻ uống nước ấm từng chút một, bằng thìa nhỏ

Nên lưu ý những điều gì khi trẻ nôn trớ?

Nếu trẻ hay bị nôn trớ, cha mẹ nên để ý xem đây là hiện tượng bình thường hay do bệnh lý:

  • Ghi chú cân nặng, chiều cao của trẻ, xem trẻ có phát triển đúng theo tháng tuổi không.
  • Quan sát các triệu chứng nôn: nôn thốc tháo, nôn khan, màu sắc, tính chất của chất nôn...
  • Thời điểm hay nôn
  • Quan sát màu sắc da, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, xem trẻ có bị mất nước không, có khó chịu, quấy khóc không.
  • Các dấu hiệu viêm đường hô hấp: chảy mũi, ho, đờm ...
  • Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, tiêu chảy, lười bú ...
  • Các dấu hiệu thần kinh: trẻ quấy khóc, co giật, ...

Các cách làm giảm nôn trớ ở trẻ

  • Hướng dẫn mẹ tư thế bú đúng cho trẻ, cho trẻ bú từ từ.
  • Không ép trẻ ăn quá ngưỡng.
  • Sau khi cho trẻ ăn, hướng dẫn cách bế, cách cho ợ hơi. Tuyệt đối không bế xốc, chơi đùa với trẻ sau khi ăn.
  • Nếu đã thay đổi cách chăm sóc trẻ mà trẻ vẫn hay bị nôn trớ, kèm theo các dấu hiệu khác như: sốt, quấy khóc, co giật, chất nôn không bình thường ... thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị sinh non thiếu tháng
  • Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
  • Cơ hội sống sót của trẻ sinh non ra sao?